Các đơn vị phát hành thẻ tín dụng kiếm tiền nhờ việc thu phí quẹt thẻ tín dụng (cà thẻ) từ những đơn vị chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng như của hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn hay các đơn vị cung cấp hàng hoác dịch vụ khác. Ngoài ra họ cũng thu phí thẻ tín dụng và nhận tiền lãi suất từ khoản tiền mà chủ thẻ đã sử dụng nhưng chưa thanh toán. Hiểu rõ về cơ chế hoạt động, các tính và các đặc tính của của lãi suất thẻ tín dụng giúp tiết kiệm chi phí và tận dụng được những ưu việt mà thẻ tín dụng mang lại.

Lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là gì

Lãi suất thẻ tín dụng là một trong loại lãi suất ngân hàng mà bạn cần phải biết khi sử dụng thẻ tín dụng. Đây là khoản phí mà bạn phải trả cho đơn vị phát hàng thẻ (ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) khi sử dụng khoản vay của họ. Lãi suất thẻ tín dụng được tính dựa trên số tiền bạn đã vay và được tính dựa trên một tỷ lệ phần trăm hàng năm. Số tiền bạn phải trả hàng tháng sẽ phụ thuộc vào lãi suất hàng tháng và số tiền bạn đã vay.

Việc hiểu rõ về lãi suất thẻ tín dụng sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân của mình một cách hiệu quả và tránh những khoản phí không mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lãi suất thẻ tín dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng để đảm bảo rằng bạn sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và an toàn.

Lãi suất thẻ tín dụng ở Việt Nam hiện nay dao động từ khoảng 15% đến 25% mỗi năm, tùy thuộc vào ngân hàng cung cấp thẻ tín dụng và loại thẻ mà bạn đang sử dụng. Ngoài lãi suất, bạn cũng cần phải quan tâm đến các khoản phí khác như phí thường niên, phí quản lý thẻ, phí rút tiền mặt, và phí chuyển khoản. Trong khi lãi suất thẻ tín dụng cao hơn so với các khoản vay khác như vay tiêu dùng hay vay mua nhà, thì thẻ tín dụng cũng có nhiều lợi ích như tính linh hoạt cao và khả năng tích điểm hoặc tích quà tặng khi sử dụng. Tuy nhiên, để tránh bị phát sinh các khoản phí không mong muốn, bạn cần phải đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của thẻ tín dụng trước khi sử dụng.

Các ngân hàng nhà nước như VietinBank, BIDV và Vietcombank là những ngân hàng có lãi suất thẻ thấp nhất với nhiều loại thẻ có lãi suất dưới 20%. Tuy nhiên, lãi suất cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại thẻ và chính sách của các ngân hàng. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết thông tin chi tiết.

Đơn vị phát hành thẻ sẽ tính lãi nếu chủ thẻ không trả đầy đủ theo chu kỳ thanh toán (thường tính theo tháng). Lãi suất có thể áp dụng theo các loại giao dịch thẻ khác nhau: giao dịch mua hàng hay giao dịch rút tiền mặt. Lưu ý rằng, lãi suất áp dụng không cố định và có thể thay đổi theo thị trường và mặt bằng lãi suất chung.

Tham khảo: Phí thẻ tín dụng? Tất cả các loại phí cần biết.

Các loại lãi suất thẻ tín dụng

Với hầu hết các thẻ tín dụng, bạn chỉ bị tính lãi nếu bạn không thanh toán đầy đủ hóa đơn mỗi tháng trên sao kê. Trong trường hợp đó, công ty phát hành thẻ tín dụng sẽ tính lãi trên số dư chưa thanh toán của bạn và cộng dồn khoản phí đó vào số dư trên sao kê của bạn. Vì vậy, nếu bạn không thanh toán hết số dư sao kê thẻ tín dụng của mình vào tháng tiếp theo, thì cuối cùng bạn sẽ phải trả lãi cho tiền lãi của mình. Đây là cách số dư thẻ tín dụng có thể tăng nhanh và đôi khi vượt quá tầm kiểm soát.

Lãi suất tín dụng thường niên (APR)

Lãi suất tín dụng thường niên (APR – Annual Percentage Rate) là tỷ lệ phần trăm mà ngân hàng tính trên số tiền bạn vay qua thẻ tín dụng hàng năm. Nó bao gồm cả lãi suất hàng tháng và các khoản phí khác như phí thường niên, phí quản lý thẻ, phí rút tiền mặt và phí chuyển khoản. APR thường được sử dụng để so sánh giữa các thẻ tín dụng khác nhau và giúp bạn có cái nhìn tổng thể về chi phí sử dụng thẻ tín dụng. Khi bạn lựa chọn thẻ tín dụng, hãy chú ý đến lãi suất APR và đảm bảo rằng nó phù hợp với ngân sách của bạn.

Lãi suất rút tiền mặt (Cash advance)

Lãi suất rút tiền mặt (Cash advance) là lãi suất được tính cho số tiền bạn rút từ máy ATM bằng thẻ tín dụng. Lãi suất này thường cao hơn lãi suất hàng tháng và được tính ngay từ lần rút tiền đầu tiên. Ngoài lãi suất, bạn cũng sẽ phải trả các khoản phí khác như phí rút tiền mặt và phí giao dịch.

Do đó, rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng là một lựa chọn đắt đỏ và nên được sử dụng khi cần thiết và không được sử dụng để chi tiêu hàng ngày. Nếu bạn cần tiền mặt, hãy xem xét các phương án khác như vay tín dụng cá nhân hoặc vay mượn từ người thân để tránh chi phí cao và nợ nần đang tăng lên.

Tham khảo: Rủi ro khi rút tiền thẻ tín dụng

Lãi suất trễ hạn (Late payment)

lãi suất được tính khi bạn không thanh toán đủ số tiền đến hạn hoặc không thanh toán trong thời gian quy định của ngân hàng. Lãi suất này thường cao hơn so với lãi suất hàng tháng và được tính dựa trên số tiền còn lại trong tài khoản của bạn. Ngoài lãi suất, bạn cũng sẽ phải trả các khoản phí phạt khác như phí trễ hạn và phí quản lý tài khoản. Việc thanh toán đúng hạn là rất quan trọng để tránh phải trả chi phí cao hơn và giữ mối quan hệ tốt với ngân hàng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thanh toán, hãy liên hệ với ngân hàng để tìm cách giải quyết và tránh bị tăng lãi suất và phí phạt.

Lãi suất vượt hạn mức (overlimit – quá hạn mức)

Lãi suất quá hạn (overlimit) là lãi suất được tính khi bạn sử dụng quá giới hạn tín dụng được cấp cho thẻ tín dụng của mình. Lãi suất này thường cao hơn so với lãi suất hàng tháng và được tính dựa trên số tiền vượt quá giới hạn. Ngoài lãi suất, bạn cũng sẽ phải trả các khoản phí phạt khác như phí quản lý tài khoản. Việc sử dụng quá giới hạn tín dụng có thể dẫn đến nợ nần và tăng chi phí trả nợ. Do đó, bạn nên luôn kiểm soát chi tiêu của mình để tránh sử dụng quá giới hạn và đảm bảo trả nợ đúng hạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thanh toán, hãy liên hệ với ngân hàng để tìm cách giải quyết và tránh bị tăng lãi suất và phí phạt.

VIB4,5% Số tiền vượt hạn mức, tối thiểu: 50.000 VNĐ
ACB0,075%/ngày trên số tiền vượt hạn mức, tối thiểu 50.000 đồng
Sacombank0,075%/ngày trên số tiền vượt hạn mức, tối thiểu 50.000 đồng
VietcombankTừ 01 đến 05 ngày 8%/năm/số tiền vượt quáhạn mức
Từ 06 đến 15 ngày 10%/năm/số tiền vượtquá hạn mức
Từ 16 ngày trở lên 15%/năm/số tiền vượtquá hạn mức
VPBank4% Số tiền vượt hạn mức
HDBank10% Số tiền vượt hạn mức
SCB3% *số tiền vượt hạn mức; tối thiểu 50.000 đồng/lần/kỳ
TP BankTPBank Visa 110.000 VND
TPBank MasterCard 110.000 VND
OCB100.000 VND/Kỳ
PVCombank100.000 VND/Kỳ
HSBCThẻ Travel One: 100.000VNĐ
Thẻ Visa Bạch Kim: 100.000VNĐ
Thẻ Visa Cash Back: 100.000VNĐ
Thẻ Visa Chuẩn: 50.000VNĐ
Lãi suất quá hạn và phí vượt hạn mức của một số ngân hàng

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Hầu hết APR của thẻ tín dụng đều có thể thay đổi, nghĩa là chúng dao động dựa trên Lãi suất cơ bản – là lãi suất mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng tốt nhất của họ (Lãi suất cơ bản dao động dựa trên lãi suất do Ngân hàng nhà nước quy định).

Nếu có số dư nợ trên thẻ tín dụng, công ty phát hành thẻ sẽ tính lãi bằng cách nhân số tiền đó mỗi ngày với lãi suất hàng ngày (daily rate) và cộng số tiền đó vào số dư nợ. Lãi suất hàng ngày là lãi suất hàng năm (APR) chia cho 365.

Ví dụ: nếu thẻ của bạn có APR là 16%, lãi suất hàng ngày sẽ là 0,044%. Nếu số dư chưa thanh toán là 5.000.000 vào Ngày thứ nhất, bạn sẽ phải chịu 2.200 tiền lãi vào ngày hôm đó, tổng cộng là 5.002.200 vào ngày thứ hai. Quá trình đó tiếp tục cho đến cuối tháng. Nếu số dư nợ là 5.000.000 vào đầu tháng và không tính thêm khoản phí nào khác, thì số dư nợ cuối tháng là 5.066.000, bao gồm cả tiền lãi.

  • Tính lãi suất thẻ tín dụng hàng tháng
  • Tính lãi suất thẻ tín dụng hàng năm

Các công thức tính toán lãi suất thẻ tín dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về số tiền bạn sẽ phải trả khi sử dụng thẻ tín dụng.

Tham khảo:

Tham khảo: Tính lãi suất ngân hàng. Các loại và cách tính chính xác nhất

Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thẻ tín dụng

  • Điểm số tín dụng (Credit score): Điểm số tín dụng là chỉ số đánh giá mức độ đáng tin cậy của bạn trong việc trả nợ. Điểm số tín dụng càng cao, bạn sẽ được ưu tiên và nhận lãi suất thấp hơn.
  • Dư nợ (Balance): Số tiền bạn sử dụng cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Nếu bạn sử dụng số tiền lớn, bạn sẽ có khả năng nhận được lãi suất thấp hơn.
  • Lịch sử thanh toán (Payment history): Lịch sử tín dụng của bạn được đánh giá dựa trên việc bạn có đủ khả năng và trách nhiệm để trả nợ đúng hạn hay không. Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt, bạn sẽ được ưu tiên và nhận lãi suất thấp hơn.
  • Thời gian sử dụng thẻ: Thời gian sử dụng thẻ cũng ảnh hưởng đến lãi suất. Nếu bạn sử dụng thẻ trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ có lịch sử sử dụng thẻ tốt hơn và có khả năng nhận được lãi suất thấp hơn.
  • Hạn mức tín dụng (Credit limit): Nếu bạn có hạn mức thẻ tín dụng cao, bạn sẽ được đánh giá là có khả năng thanh toán nợ và trả nợ đúng hạn. Do đó, bạn sẽ được ưu tiên và nhận lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng hạn mức tín dụng quá cao có thể dẫn đến việc tăng lãi suất và phí trễ hạn, vì vậy bạn nên dùng hạn mức tín dụng một cách có trách nhiệm và tiết kiệm.
  • Loại thẻ tín dụng (Credit card type): Loại thẻ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất. Thẻ tín dụng có tính linh hoạt cao như thẻ tín dụng quốc tế sẽ có lãi suất cao hơn so với thẻ tín dụng thông thường.

Tham khảo thêm: Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất tín dụng ngân hàng

Cập nhật lãi suất thẻ tín dụng tại các ngân hàng mới nhất 2023

Khảo sát tại một số ngân hàng phát hành thẻ về lãi suất thẻ tín dụng mới nhất, mức lãi suất thẻ tín dụng áp dụng cho cá nhân đang được triển khai trên thị trường giao động trong khoảng từ 1%/tháng đến 3,99%/tháng.

Trong đó, mức lãi suất thẻ tín dụng cao nhất là mức lãi suất tại ngân hàng VPBank với 3,99%/tháng đối với các thẻ như VPBank MC2 MasterCard, VPBank Number 1 MasterCard, Mobifone – VPBank Classic. Bên cạnh đó, mức lãi suất thẻ tín dụng thấp nhất là mức lãi suất tại ngân hàng Sacombank chỉ từ 1%/tháng đến 2,6%/tháng đối với các thẻ như Sacombank Visa Business Gold, Sacombank Visa Corporate Platinum.

Đồng vị trí thấp thứ hai là hai ngân hàng ACB và Đông Á Bank với mức lãi suất được áp dụng là 20%/năm (khoảng 1,6%/tháng). Ngoài ra, quý khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn những loại thẻ đến từ các ngân hàng như: Techcombank (Chỉ từ 1,9%), TPBank (Chỉ từ 2,35%),…

Hiện nay, Ngân hàng VIB áp dụng lãi suất riêng biệt cho từng loại giao dịch dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng theo hình thức này. Cụ thể:

  • Giao dịch mua sắm/ rút tiền: 2,96%/tháng cho 3 kỳ sao kê đầu, 1,88-3,29%/ tháng cho khoảng thời gian tiếp theo.
  • Giao dịch rút/ứng tiền qua các máy POS: 1,22-2,96%/tháng.
  • Giao dịch trả góp: 0,9-1,8%/tháng.
Ngân hàng phát hành thẻTên thẻLãi suất 
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng VPBank VPBank Diamond World2,79 %/tháng
VPBank Diamond World Lady2,79 %/tháng
VPBank Platinum/Titanium Cashback2,79 %/tháng
VPBank Platinum Mastercard2,99 %/tháng
Vietnam Airlines – VPBank Platinum2,99 %/tháng
VPBank StepUp Mastercard3,29 %/tháng
VPBank Lady Mastercard3,29 %/tháng
VPBank MC2 Mastercard3,99 %/tháng
VPBank Number 1 Mastercard3,99 %/tháng
Mobifone – VPBank Classic3,99 %/tháng
Mobifone – VPBank Platinum2,99 %/tháng
Mobifone – VPBank Titanium2,79 %/tháng
VPBank Visa Platinum Travel Miles2,99 %/tháng
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng TechcombankTechcombank Visa Signature22,8 %/năm
Techcombank Vietnam Airlines Visa Platinum30,8 %/năm
Techcombank Style (Techcombank Visa Platinum)32,8 %/năm
Techcombank Spark32,8 %/năm
Techcombank Everyday (Techcombank Visa Gold)35,8 %/năm
Techcombank Vietnam Airlines Visa Gold35,8 %/năm
Techcombank Vietnam Airlines Visa Classic35,8 %/năm
Techcombank Visa Classic38,8 %/năm
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng TPBankTPBank Visa – FreeGo Vàng2,95 %/tháng
TPBank Visa – FreeGo Cam2,95 %/tháng
TPBank Visa – FreeGo Tím2,5 %/tháng
TPBank Visa – hạng Chuẩn2,95 %/tháng
TPBank Visa – hạng Vàng2,8 %/tháng
TPBank Visa – hạng Platinum;Thẻ tín dụng Đồng thương hiệu Mobifone – TPBank Visa Platinum; Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Vietnam Airlines Visa Platinum2,5 %/tháng
TPBank Visa – hạng Signature2,35 %/tháng
TPBank EVO/ TPBank EVO CLUB Silver3,6 %/tháng
TPBank EVO/ TPBank EVO CLUB Gold2,8 %/tháng
TPBank World Mastercard2,35 %/tháng
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng ACBACB Express20 %/năm
ACB Visa Infinite/ ACB Visa Platinum/ACB Visa Signature/ ACB MasterCard World30 %/năm
ACB Visa Digi/ ACB Visa Business/ACB Visa Gold/ ACB MasterCard Gold32 %/năm
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng SacombankFamily/Easy Card/ Visa Classic1,25% – 2,77% / tháng
Visa Ladies First/ Gold/ Platinum /Platinum Cashback/ Signature/ Infinite/ 1,25% – 2,77% / tháng
Visa Business Gold1% – 2,6% / tháng
Visa Corporate Platinum1% – 2,6% / tháng
World Mastercard1,25% – 2,77% / tháng
Mastercard Classic1,25% – 2,77% / tháng
Mastercard Gold1,25% – 2,77% / tháng
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng DongABankThẻ Visa hạng Chuẩn/ Vàng20% /năm(Từ 10/10/2022)
Lãi suất thẻ tín dụng ngân hàng VIBVIB Family Link– Giao dịch mua sắm/ rút tiền: 2,96%/tháng cho 3 kỳ sao kê đầu, 1,88-3,29%/ tháng cho khoảng thời gian tiếp theo- Giao dịch rút/ứng tiền qua các máy POS: 1,22-2,96%/tháng- Giao dịch trả góp: 0,9-1,8%/tháng
VIB Lazard
VIB Online Plus 2in1
VIB Cash Back
VIB Financial Free
VIB Travel Élite
VIB Rewards Unlimited
VIB Premier Boundless
Bảng so sánh Lãi suất thẻ tín dụng của một số ngân hàng

Cách dùng thẻ tín dụng miễn lãi

Thời gian ân hạn của thẻ tín dụng là khung thời gian không tính lãi khi bạn có thể mua hàng mà không phải trả lãi. Đây là khoảng thời gian miễn lãi bắt buộc kéo dài tối thiểu 21 ngày, kéo dài từ ngày cuối cùng của chu kỳ thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn đến ngày lập hóa đơn.

Hiện nay, các ngân hàng ở Việt Nam thường có chu kỳ miễn lãi là 45 ngày, một vài ngân hàng có 55 ngày miễn lãi.

Nếu bạn thanh toán toàn bộ dư nợ trước ngày lập hóa đơn, bạn sẽ không phải trả bất kỳ khoản lãi nào cho các giao dịch mua, chuyển khoản và chưa thanh toán nào. Thời gian miễn lãi cũng có thể bao gồm vài tháng đầu tiên của thẻ tín dụng của bạn khi có khuyến mại. Trước khi bạn đăng ký thẻ tín dụng mới, hãy so sánh các ưu đãi giới thiệu để xem liệu có ưu đãi nào có thể giúp bạn tiết kiệm tiền hay không.

  • Thanh toán đủ tất cả khoản nợ thẻ tín dụng: Loại bỏ tiền lãi khi bạn thanh toán đầy đủ sao kê hàng tháng. Việc thanh toán trễ không chỉ có thể làm tăng thêm lãi suất mà còn có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Khi bạn thanh toán toàn bộ số dư của mình mỗi tháng, bạn sẽ bỏ qua khoản lãi thường kèm theo khi mua hàng.
  • Lên kế hoạch cho việc chi tiêu: Không có gì giống như sự phấn khích như sở hữu một chiếc thẻ tín dụng mới, nhưng hãy tạm dừng việc mua sắm nếu chưa đủ năng lực tài chính trong chu kỳ thanh toán. Nếu bạn có một giao dịch mua lớn cần thực hiện, hãy tiết kiệm và mua nó bằng một thẻ tín dụng có lãi suất thấp để bạn không phải trả lãi cho món hàng có giá trị lớn đó.
  • Đăng ký thẻ mới: Nếu bạn có điểm tín dụng tốt để nhận thẻ tín dụng mới, hãy cân nhắc đăng ký thẻ nếu có lãi suất thường niên khuyến mại. Ngoài ra còn có các gói mua trước, trả sau hoặc mua trả góp qua thẻ tín dụng với lãi suất 0% cho phép thực hiện các giao dịch sau đó thanh toán chúng bằng các khoản thanh toán nhỏ hơn.

Tham khảo: Hướng dẫn đánh giá tài chính cá nhân trước khi vay ngân hàng

Cách giảm lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân. Nếu không thể lên kế hoạch mua sắm và áp dụng những mẹo miễn lãi thẻ tín dụng nêu trên thì những gợi ý sau có thể áp dụng để giảm lãi suất thẻ tín dụng.

  • Thương lượng với ngân hàng: Bạn có thể thương lượng với ngân hàng để giảm lãi suất thẻ tín dụng. Nếu bạn là khách hàng trung thành và có hồ sơ tín dụng tốt, ngân hàng có thể cân nhắc giảm lãi suất cho bạn.
  • Chuyển dư nợ sang thẻ tín dụng có lãi suất thấp hơn: Nếu bạn có nhiều thẻ tín dụng, hãy xem xét chuyển dư nợ sang thẻ có lãi suất thấp hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cho lãi suất.
  • Thanh toán đúng hạn: Thanh toán đúng hạn là một yếu tố quan trọng giúp giảm lãi suất thẻ tín dụng. Nếu bạn không thanh toán đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cao hơn và điều này sẽ làm tăng chi phí cho bạn.
  • Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách: Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách là một cách khác để giảm lãi suất thẻ tín dụng. Bạn nên sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý, tránh sử dụng quá mức hoặc sử dụng để chi tiêu không cần thiết.
  • Hạn chế rút tiền mặt: Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng là một trong những hành động mà bạn nên tránh để giảm lãi suất thẻ tín dụng. Lãi suất rút tiền mặt thường rất cao và bạn sẽ phải trả một khoản tiền lớn nếu rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
  • Kiểm tra các chương trình khuyến mãi của ngân hàng: Ngân hàng thường có các chương trình khuyến mãi để giảm lãi suất thẻ tín dụng. Bạn có thể kiểm tra và tham gia các chương trình này để giảm chi phí cho lãi suất.

Những điều cần lưu ý về lãi suất thẻ tín dụng

Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, cần lưu ý một số điều sau đây liên quan đến lãi suất để tránh bị mất tiền không đáng có:

  • Hiểu rõ các khoản phí và lãi suất: Trước khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn cần đọc kỹ các điều khoản và điều kiện của ngân hàng về lãi suất, phí dịch vụ, phí giao dịch và phí rút tiền mặt. Nếu không hiểu rõ, hãy liên hệ với ngân hàng để được giải đáp.
  • Tránh trễ hạn thanh toán: Trả tiền đúng hạn để tránh bị tính phí trễ hạn và lãi suất phạt. Bạn nên đặt lịch nhắc nợ để không quên trả tiền.
  • Tránh vượt hạn mức tín dụng: Nếu vượt quá hạn mức tín dụng của thẻ, bạn sẽ bị tính phí và lãi suất cao hơn. Hãy quản lý chi tiêu của mình để tránh tình trạng này.
  • Sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh: Sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm và chi tiêu hợp lý. Nên tránh sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc mua những món đồ không cần thiết.
  • Tìm hiểu và so sánh các loại thẻ tín dụng: Các loại thẻ tín dụng có lãi suất, khoản phí và các ưu đãi khác khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ trước khi chọn thẻ để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.
  • Chọn thẻ có lãi suất thấp: Nếu bạn cần sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên, hãy chọn thẻ có lãi suất thấp để tiết kiệm chi phí.
  • Không nên vay quá hạn và quá giới hạn thẻ tín dụng: Việc vay quá hạn và quá giới hạn thẻ tín dụng sẽ gây ra chi phí lãi suất và phí phạt cao hơn, ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn và tạo thêm áp lực về tài chính. Vì vậy, hãy sử dụng thẻ tín dụng một cách cẩn thận và hạn chế vay quá giới hạn và quá hạn.
  • Thanh toán đầy đủ trước hạn: Để tránh chi phí lãi suất phát sinh, bạn nên thanh toán đầy đủ số tiền đến hạn trên thẻ tín dụng của mình mỗi tháng. Nếu bạn không thể thanh toán đầy đủ, hãy thanh toán ít nhất số tiền tối thiểu yêu cầu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc thanh toán ít hơn số tiền đầy đủ sẽ dẫn đến chi phí lãi suất tính trên số tiền còn lại.
  • Tránh sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt: Lãi suất rút tiền mặt của thẻ tín dụng thường rất cao, thậm chí còn cao hơn so với lãi suất thường niên. Vì vậy, hãy tránh sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt trừ khi thật sự cần thiết.
  • Đối chiếu và kiểm tra thông tin trên sao kê thẻ tín dụng: Để đảm bảo rằng không có sai sót trong thông tin và số tiền trên sao kê thẻ tín dụng của mình, bạn nên đối chiếu và kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện sai sót, hãy liên hệ với ngân hàng để được giải quyết.

Đây là những điều cần lưu ý để giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi suất thẻ tín dụng và cách sử dụng thẻ một cách hiệu quả. Với sự thông minh và cẩn thận trong việc sử dụng, bạn có thể tận dụng được nhiều ưu đãi và tránh những rủi ro về tài chính.

Những câu hỏi thường gặp về lãi suất thẻ tín dụng

Cách sử dụng thẻ tín dụng miễn lãi trong 45 ngày?

Đây là khoảng thời gian chủ thẻ có thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán tổng dư nợ của kỳ trước mà không phải trả lãi cho đơn vị phát hành thẻ (ngân hàng) với những giao dịch đã chi trong chu kỳ.

Thẻ tín dụng có lãi suất cao hơn vay tiêu dùng không?

Tùy vào loại thẻ và ngân hàng phát hành mà lãi suất thường rơi vào khoảng từ 25% đến 40% mỗi năm. Mức này khá cao nếu so sánh với các hình thức vay tiền khác, chẳng hạn như vay tiêu dùng.
Tham khảo: Lãi suất ngân hàng

Làm thế nào để giảm lãi suất thẻ tín dụng?

Có thể liên hệ với ngân hàng để đàm phán giảm lãi suất hoặc tìm kiếm thẻ tín dụng với lãi suất thấp hơn để chuyển sang sử dụng.

Thanh toán tiền thẻ tín dụng trễ hạn có ảnh hưởng đến điểm tín dụng không?

Thanh toán tiền thẻ tín dụng trễ hạn sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của khách hàng và làm giảm độ tin cậy của họ trong mắt ngân hàng.

Loạt bài về thẻ tín dụng

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!