Tiện lợi đi kèm với một cái giá, trong trường hợp thẻ tín dụng thì đó chính là các loại phí khi sử dụng thẻ. Bài viết tổng hợp Chi tiết Tất cả các loại phí thẻ tín dụng các ngân hàng mới nhất cũng như cách tính, điểm khác biệt về phí giữa các loại thẻ. Bí quyết giảm chi phí hiệu quả khi sử dụng thẻ tín dụng.
Trong cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng mở thẻ tín dụng, khách hàng sẽ là người hưởng lợi vì các ngân hàng sẽ cố gắng để mang lại những ưu đãi tốt nhất và chính sách phí khi phát hành. Tuy nhiên, khách vẫn cần cân nhắc kỹ trước khi ký hợp đồng mở thẻ tín dụng mới. Bạn chỉ nên mở thẻ khi thực sự có nhu cầu sử dụng, tránh phát sinh các phí không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu những loại phí có thể phát sinh trong quá trình lựa chọn và sử dụng thẻ tín dụng.
Phí thẻ tín dụng là gì? Các quy định của nhà nước
Phí thẻ tín dụng (credit card fee) là những khoản tiền mà chủ thẻ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ khi sử dụng các dịch vụ liên quan đến thẻ. Đây là một phần không thể thiếu trong việc sử dụng thẻ tín dụng, và việc hiểu rõ các loại phí này sẽ giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Phí thẻ tín dụng giúp ngân hàng đầu tư vào hệ thống, nhân lực để cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng. Ngoài ra một số khoản phí liên quan tới rủi ro tín dụng. Điều này để đảm bảo ngân hàng thu hồi được khoản vay. Nhiều ngân hàng cung cấp các dịch vụ đi kèm như bảo hiểm, tích điểm,… để thu hút khách hàng. Các phí sẽ giúp tài trợ cho các chương trình này.
Tổ chức phát hành (TCPHT) thu phí theo Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình và không được thu thêm bất kỳ loại phí nào ngoài Biểu phí đã công bố. Biểu phí dịch vụ thẻ phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại thẻ và dịch vụ thẻ. Biểu phí dịch vụ thẻ của TCPHT phải phù hợp với quy định của pháp luật, được niêm yết công khai và phải cung cấp cho chủ thẻ trước khi sử dụng và khi có sự thay đổi.
Thông tư 19/2016/TT-NHNN
Phí phát hành thẻ tín dụng
Phí phát hành thẻ (credit card issue fee) là khoản phí cần thanh toán khi bạn đến ngân hàng để đăng ký thẻ. Khoản phí trên thường phụ thuộc vào tính năng riêng của thẻ.
Mỗi ngân hàng sẽ có những ưu đãi hỗ trợ khác nhau cho phí phát hành thẻ, có thể là một mức thu tương đối thấp hoặc miễn phí.
Ngân hàng | Phí phát hành (VND) |
Agribank | 100.000 |
Sacombank | Miễn phí |
Vietcombank | Miễn phí |
Vietinbank | 75.000 |
VPBank | Miễn phí |
TPBank | Miễn phí |
Techcombank | Miễn phí |
ACB | Miễn phí |
BIDV | Miễn phí |
Đông Á | Miễn phí |
HD Bank | Miễn phí |
Eximbank | Miễn phí |
Pvcombank | Miễn phí |
Phí thường niên thẻ tín dụng
Phí thường niên (annual fee) là loại phí mà tất cả các khách hàng tham gia mở thẻ tín dụng đều phải thanh toán cho ngân hàng mỗi năm.
Loại phí này dành cho thẻ tín dụng quốc tế thường cao hơn so với các thẻ nội địa, một số ngân hàng cũng có chính sách ưu đãi để miễn hoặc giảm phí thường niên
Ngân hàng | Phí thường niên (VND) |
Agribank | 100.000 |
Sacombank | 299.000 |
Vietcombank | 100.000 |
Vietinbank | 120.000 |
VPBank | 250.000 |
TPBank | 250.000 |
Techcombank | 300.000 |
ACB | 300.000 |
BIDV | 200.000 |
Đông Á | 200.000 |
HD Bank | 220.000 |
Eximbank | 300.000 |
Pvcombank | 300.000 |
Phí vượt hạn mức tín dụng
Nếu sử dụng vượt mức hạn mức được cấp cho thẻ tín dụng của mình thì đồng thời bạn cũng phải chấp nhận trả phí vượt hạn mức tín dụng. Mức phí được các ngân hàng thu hiện nay là khoảng 100.000 VNĐ/sao kê.
Xem thêm: Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cách nâng hạn mức thẻ tín dụng
Phí giao dịch quốc tế
Phí giao dịch quốc tế thẻ tín dụng là khoản phí phải trả khi sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch khác tại nước ngoài. Đây là một loại phí phổ biến và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí chuyến đi.
Trên thực tế ở Việt Nam, các ngân hàng thường tính phí này vào khoảng 3% trên tổng số tiền giao dịch. Ví dụ như bạn đặt ở Amazon một món hàng có trị giá $80, phí giao dịch ngoại tệ của bạn (nếu tỉ lệ là 3%) sẽ là $2.4.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phí giao dịch quốc tế
- Loại thẻ: Thẻ tín dụng cao cấp thường có mức phí giao dịch quốc tế thấp hơn.
- Ngân hàng phát hành: Mỗi ngân hàng có chính sách phí khác nhau.
- Loại giao dịch: Phí rút tiền mặt thường cao hơn phí thanh toán.
- Quốc gia giao dịch: Phí giao dịch có thể khác nhau tùy thuộc vào quốc gia bạn đến.
Phí chuyển đổi ngoại tệ
Phí chuyển đổi ngoại tệ là số tiền bạn phải trả thêm khi thực hiện giao dịch bằng đồng tiền khác đồng tiền trong tài khoản của bạn. Tức là ngoài việc đổi tiền theo tỷ giá ra thì bạn cần nộp thêm phí đổi tiền. Toàn bộ chi phí này sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản bạn hoặc đưa vào bảng ghi nợ tín dụng.
Phí rút tiền mặt thẻ tín dụng
Rút tiền thẻ tín dụng hay ứng tiền mặt (cash advance) là loại giao dịch cho phép lấy tiền mặt từ thẻ tín dụng tại máy ATM hoặc ngân hàng. Số tiền này được tính vào số dư nợ trong chu kỳ hiện tại của thẻ tín dụng. Ngoài việc có thể phải trả phí cho việc rút tiền mặt, thì tiền lãi cũng sẽ được tính ngay trên số tiền rút mà không có thời gian ân hạn theo chu kỳ như những chi tiêu thẻ tín dụng thông thường khác.
Trong trường hợp cần tiền mặt gấp mà không có sẵn thì đây là một trong những lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên hình thức rút tiền này cũng có những ưu điểm và nhược điểm cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Tham khảo: Rút tiền thẻ tín dụng. Cách rút tại ATM và phí rút tiền
Phí chuyển đổi trả góp
Phí chuyển đổi trả góp là mức phí bạn sẽ phải trả cho ngân hàng khi mua trả góp. Khi sản phẩm muốn mua có giá trị lớn và bạn không thể thanh toán hết một lần thì hình thức mua hàng trả góp sẽ rất phù hợp cho bạn. Nếu mua hàng trả góp bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ được tính lãi suất 0% tại nhiều cửa hàng có liên kết với ngân hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ mất phí chuyển đổi trả góp.
Mức phí chuyển đổi này sẽ tương đương với số tiền lãi. Trong một số trường hợp, số tiền này còn cao hơn so với lãi suất. Mức phí này sẽ được tính dựa trên giá trị món hàng. Đây là khoản tiền bắt buộc mà khách hàng phải trả cho ngân hàng.
Tham khảo: Trả góp qua thẻ tín dụng là gì? Hướng dẫn chi tiết
Phí chậm thanh toán (phí trả chậm)
Phí chậm thanh toán thẻ tín dụng (phí trả chậm) là phí phạt mà ngân hàng đưa ra đối với các khách hàng chậm thanh toán (quá 45 ngày) kèm theo lãi suất của các khoản nợ hoặc không thanh toán đủ số dư tối thiểu. Người dùng sẽ cần dựa vào bản sao kê mà ngân hàng cung cấp hàng tháng để xem mình có đang chậm trả dư nợ tín dụng hay không.
Khi sử dụng thẻ tín dụng là chủ thẻ đang đi vay ngân hàng một hạn mức tín dụng để tiêu dùng trước và trả nợ sau. Nếu khoản nợ được trả trong thời hạn ngân hàng quy định, chủ thẻ sẽ không phải chịu lãi. Nhưng nếu thanh toán quá hạn, chủ thẻ sẽ phải trả lãi suất trên khoản vay, vừa phải chịu thêm mức phí phạt thanh toán quá hạn rất cao.
Phí đáo hạn thẻ tín dụng
Đáo hạn thẻ tín dụng là dịch vụ cho vay tiền để giải quyết tình trạng đến hạn trả nợ thẻ tín dụng nhưng chủ thẻ chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán. Đây là dịch vụ không chính thống và mang lại nhiều rủi ro cũng như hệ lụy khi sử dụng. Các đơn vị phát hành thẻ thường không cung cấp dịch vụ này. Phí đáo hạn thẻ do các cá nhân hoặc đơn vị quy định theo thị trường và thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ.
Phí cấp lại thẻ tín dụng
Phí cấp lại thẻ tín dụng là loại phí phải trả để làm lại thẻ tín dụng khi hết thời hạn sử dụng, bị hỏng hoặc bị thất lạc thường bằng với phí làm thẻ tín dụng ban đầu.
Phí huỷ thẻ tín dụng
Khi thực sự có nhu cầu, việc mở thẻ mới sẽ rất mất thời gian, công sức và chi phí. Một số ngân hàng khi khách hàng hủy thẻ sẽ bị mất phí. Mức phí này thường khoảng 50.000 VNĐ, không thực sự cao nhưng cũng đáng cân nhắc để tối ưu chi phí khi vẫn có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng.
Anh Nguyễn Minh Trí (công tác tại Bình Dương) cho biết cách đây 10 tháng được nhân viên của Ngân hàng (NH) V. tư vấn mở thẻ tín dụng với thủ tục đơn giản, không mất phí thường niên, khi hủy cũng không bị ràng buộc. Do từng có hồ sơ tín dụng từ một ngân hàng khác, thủ tục mở thẻ của anh khá thuận lợi, nhân viên còn đến tận nhà để nhận hồ sơ, giao thẻ.
Sau khi làm thẻ, anh Trí nhận thấy không có nhu cầu sử dụng nên ngày 15-8 vừa qua, anh đã đến ngân hàng làm thủ tục hủy thẻ. “Nhưng nhân viên ngân hàng nói tôi phải đóng phí hủy thẻ 449.000 đồng do thẻ của tôi chưa đến 12 tháng. Tôi rất bất ngờ vì thời điểm làm thẻ, nhân viên tư vấn không hề có ràng buộc này”, anh Trí bức xúc.
Khi khiếu nại, anh Trí mới được nhân viên cho biết vào ngày 5-8, ngân hàng đã có gửi email thông báo biểu phí mới cho khách hàng, trong đó có quy định phí đóng thẻ 499.000 đồng nếu đóng thẻ trong vòng 12 tháng kể từ ngày phát hành thẻ lần đầu.
Trao đổi với chúng tôi, giám đốc một trung tâm thẻ cho biết thông thường, khách hàng mở thẻ tín dụng phải nộp phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí trả chậm, phí rút tiền mặt… Tuy nhiên, do áp lực tăng trưởng thẻ, thời gian qua nhiều ngân hàng đã tung đủ mọi cách thức để thu hút khách, từ việc ưu đãi thuế phí, hoàn tiền mua sắm đến tặng quà, thưởng tiền…
Sau thời gian tăng trưởng nóng, số thẻ kích hoạt hay được sử dụng không cao, gây lãng phí một nguồn lực lớn. Do vậy, một số ngân hàng hiện áp dụng một số chính sách nhằm hạn chế “thẻ ma” – thẻ không được kích hoạt sử dụng, trong đó có việc áp phí đóng thẻ trước hạn.
Trong khi đó, nhiều khách hàng dù không có nhu cầu vẫn được các nhân viên ngân hàng tư vấn đủ cách để mở thẻ mà không lường trước các trách nhiệm, chi phí phát sinh. Do đó, nhiều người đã “tá hỏa” khi phát hiện các khoản phí mình phải nộp. Chỉ đến khi phát hiện các mức phí, nhất là phí thường niên của thẻ tín dụng với mức cao, nên mới phản ứng.
Phí in sao kê thẻ tín dụng
Phí in lại sao kê là khoản phí khách hàng phải trả cho ngân hàng khi muốn nhận bản in sao kê tài khoản sử dụng thẻ tín dụng của mình.
Phí bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm thẻ tín dụng là một hình thức bảo hiểm giúp bảo vệ chủ thẻ tín dụng khi không may gặp phải những rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ như thất lạc thẻ, mất cắp thẻ, tai nạn khi đi du lịch…
Thực chất, thẻ tín dụng chính là một khoản vay tiêu dùng tín chấp mà bạn vay từ ngân hàng. Điều này đồng nghĩa rằng ngân hàng cần phải có một cơ sở để đảm bảo an toàn cho khoản tiền vay này của bạn. Việc bạn mua bảo hiểm cho thẻ tín dụng là một thỏa thuận giữa bạn và khách hàng trên cơ sở tự nguyện của hai bên. Do vậy, bạn hoàn toàn không bị bắt buộc khi mua loại bảo hiểm này.
Tham khảo: Kế hoạch trả nợ tín dụng thông minh trong 7 bước đơn giản
Điểm khác biệt giữa Loại thẻ tín dụng và Các chi phí đi kèm
Mỗi loại thẻ tín dụng đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, điều này cũng phản ánh vào các khoản phí đi kèm mỗi loại thẻ. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa các loại thẻ tín dụng và các khoản phí đi kèm:
- Thẻ tín dụng cơ bản:
- Ưu điểm: Thường có các khoản phí thấp hoặc miễn phí, dễ dàng sử dụng và duy trì.
- Hạn chế: Không cung cấp nhiều ưu đãi hay tính năng đặc biệt.
- Thẻ tín dụng cao cấp:
- Ưu điểm: Có nhiều ưu đãi, tính năng đặc biệt như điểm thưởng, miễn phí phí nạp tiền, miễn phí sử dụng dịch vụ quốc tế, hỗ trợ 24/7.
- Hạn chế: Có các khoản phí cao hơn thẻ cơ bản và yêu cầu mức thu nhập cao hơn để được phê duyệt.
- Thẻ tín dụng cho doanh nghiệp:
- Ưu điểm: Có tính năng quản lý chi phí và quản lý chi tiêu nhân viên, được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
- Hạn chế: Có các khoản phí phát hành thẻ và phí duy trì thẻ cao hơn các loại thẻ khác.
- Thẻ tín dụng tiêu dùng:
- Ưu điểm: Cho phép trả góp mua sắm, có các ưu đãi như giảm giá hoặc điểm thưởng khi sử dụng.
- Hạn chế: Có các khoản phí cao hơn thẻ cơ bản và có thể dẫn đến nợ nần nếu không quản lý tài chính tốt.
Trên đây là một số điểm khác biệt giữa các loại thẻ tín dụng và các khoản phí đi kèm. Để lựa chọn loại thẻ phù hợp và giảm chi phí thẻ tín dụng, người dùng nên tìm hiểu kỹ các ưu điểm, hạn chế và khoản phí của từng loại thẻ.
Xem thêm: Nợ thẻ tín dụng và giải pháp nâng xếp hạng tín dụng
Câu hỏi thường gặp về phí thẻ tín dụng
Để giảm chi phí phí thẻ tín dụng, người dùng có thể chọn loại thẻ phù hợp với nhu cầu sử dụng và tìm hiểu kỹ các khoản phí của từng loại thẻ để có kế hoạch sử dụng và quản lý tài chính hiệu quả. Ngoài ra, việc thanh toán đầy đủ trước hạn sẽ giúp tránh các khoản phí trả nợ trước hạn và phí thanh toán trễ.
Việc sử dụng thẻ tín dụng để trả góp mua sắm có thể giúp phân bổ chi phí cho chi tiêu lớn, tuy nhiên cũng có thể dẫn đến nợ nần nếu không quản lý tài chính tốt. Người dùng nên tìm hiểu kỹ các khoản phí và lãi suất của thẻ tín dụng trước khi quyết định sử dụng thẻ để trả góp mua sắm.
Bài viết nổi bật