Vay thế chấp ngân hàng là một hình thức vay tiền tốt hơn so với các hình thức vay tiền khác vì có lãi suất thấp hơn và thời gian vay dài hơn. Bên cạnh đó, việc thế chấp tài sản sẽ giúp cho người vay có thể vay được số tiền lớn hơn so với các hình thức vay tiền khác.

Ngoài ra, đây là hình thức vay tiền đơn giản và nhanh chóng, không cần nhiều thủ tục phức tạp như các hình thức vay tiền khác. Trong bài viết này, BankExpress cung cấp tất cả thống tin chi tiết và đầy đủ nhất từ khái niệm vay thế chấp, điều kiện, thủ tục, quy trình vay, thẩm định tài sản đảm bảo, giải ngân và chia sẻ cập nhật lãi suất, ưu đãi lãi suất cũng như những kinh nghiệm tính toán khoản vay đơn giản, chính xác.

Vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay tiền của khách hàng bằng cách thế chấp tài sản, như nhà đất, ô tô, tài sản cá nhân,… cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ định giá tài sản và cung cấp khoản tiền vay tương đương với giá trị thực của tài sản thế chấp. Khách hàng sẽ được sử dụng khoản vay này để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc kinh doanh của mình.

Tài sản đảm bảo (hay còn gọi là tài sản thế chấp) là một tài sản mà người cho vay chấp nhận làm bảo đảm cho một khoản vay. Tài sản đảm bảo (Collateral) có thể là bất động sản hoặc các loại tài sản có giá trị khác. Tùy thuộc vào mục đích của khoản vay mà người cho vay chấp nhận những loại tài sản khác nhau.

Tài sản thế chấp đóng vai trò như một hình thức bảo vệ người cho vay khỏi rủi ro. Nghĩa là, nếu người đi vay mất khả năng trả nợ, người cho vay có thể thu giữ tài sản thế chấp và bán tài sản đó để bù đắp một phần hoặc toàn bộ khoản lỗ từ việc cho vay.

Có nhiều loại tài sản có thể thế chấp để vay tiền, bao gồm nhà đất, ô tô, tài sản cá nhân như vàng, bạc, kim cương, đồng hồ… Tuy nhiên, giá trị tài sản thế chấp phải đạt mức tối thiểu được quy định bởi từng ngân hàng. Ngoài ra, tài sản thế chấp phải có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu rõ ràng và không bị tranh chấp.

Lợi ích khi vay thế chấp ngân hàng

Khi vay thế chấp tại ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích như sau :

  • Đa dạng tài sản đảm bảo, chỉ cần sở hữu tài sản giá trị như sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị,…. là khách hàng có thể đăng ký vay.
  • Tài sản dùng để thế chấp sẽ được bộ phận thẩm định định giá cao hơn so với thông thường và số tiền vay có thể đạt 80% giá trị thực tế của tài sản đó.
  • Thời gian vay có thể kéo dài lên đến 25 năm tùy vào đăng ký của khách hàng, như vậy sẽ giúp bớt áp lực kinh tế cho đối tượng vay.
  • Trong những năm đầu khi vay thế chấp, mức lãi suất ưu đãi khách hàng phải trả rất thấp chỉ khoảng 6-8% và các năm sau đó sẽ chỉ ở mức 10-12%. Mức lãi suất của các ngân hàng sẽ khác nhau nhưng rất cạnh tranh để thu hút khách vay.
  • Khách hàng vẫn được sử dụng các tài sản đã thế chấp như bình thường chỉ có điều các giấy tờ chứng minh giá trị và quyền sở hữu sẽ được phía ngân hàng giữ để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên.

Ưu và nhược điểm của vay thế chấp

Ưu điểm

Căn cứ vào giá trị của tài sản thế chấp mà người vay có thể vay số tiền lớn. Bên cạnh đó, vì có tài sản đảm bảo nên lãi suất và thời gian vay cũng ưu đãi hơn. Hiện nay, ngân hàng thương mại công bố nhiều gói vay thế chấp ưu đãi. Những gói vay này thường dành cho các mục đích khác nhau. Hạn mức, lãi suất và thời gian vay sẽ dao động tùy vào gói vay.

Nhược điểm

Người vay bắt buộc phải có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nếu muốn vay theo phương thức này. Trong trường hợp không thể trả nợ, người vay có thể mất quyền sở hữu tài sản đảm bảo. Ngân hàng có thể đem ra đấu giá hoặc bán tài sản đảm bảo để thu hồi khoản cho vay. Quá trình định giá tài sản thường rất cẩn thận và mất nhiều thời gian nên thời gian xử lý giao dịch cũng lâu hơn vay tín chấp.

Để lựa chọn giữa vay tín chấp và vay thế chấp, người đi vay cần dựa trên mục đích vay, số vốn muốn vay và khả năng tài chính của bản thân. Một số yếu tố khác như lãi suất vay, thời gian vay,… cũng nên được cân nhắc khi xác định hình thức vay vốn.

Đối với vay tín chấp, hình thức vay này phù hợp với vay ngắn hạn, với những người không có hoặc không muốn thế chấp tài sản và nhu cầu vay khoản vốn nhỏ. Hạn mức vay thường bị giới hạn gấp 5 lần mức lương của bạn. Thêm nữa, mức độ trượt giá khi vay tín chấp rất cao. Bạn cũng dễ bị đánh giá điểm tín dụng xấu nếu chẳng may thanh toán trễ hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn trong tương lai.

Đối với vay thế chấp, nếu bạn cần khoản vay dài hạn cho việc mua bất động sản, những đồ vật có giá trị lớn như ôtô, máy móc,.. hay để kinh doanh thì đây có thể là phương án vay lý tưởng. Thời gian vay dài và lãi suất thấp sẽ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người vay. Tuy nhiên, nếu không có khả năng trả nợ thì bạn sẽ mất quyền sở hữu với tài sản đảm bảo. Dù vay vốn ở đâu và dưới hình thức nào, bạn đều nên tìm hiểu kỹ quy định cho vay, lãi suất cho vay,… để tìm được phương án vay phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.

Xem thêm: Vay tín chấp là gì? Tất cả những điều cần biết.

Điều kiện cho vay thế chấp

Điều kiện với khách hàng

  • Là công dân mang quốc tịch Việt Nam có độ tuổi từ 18-65 có đủ năng lực và hành vi dân sự
  • Sinh sống và làm việc tại nơi có chi nhánh ngân hàng hoạt động
  • Có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng hàng tháng
  • Có lịch sử tín dụng tại các ngân hàng khác tốt, không có tình trạng nợ xấu trong các khoản vay vốn trước đó
  • Có tài sản có giá trị đảm bảo với những quy định mà ngân hàng ban hành khi cho vay.
  • Mục đích vay thế chấp phù hợp với quy định pháp luật

Điều kiện với tài sản đảm bảo

Tài sản có thể thế chấp được tài các ngân hàng khá đa dạng, thông thường những tài sản sau khá phổ biến: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng, các tài liệu liên quan đến đất đai, tàu biển,… và các tài sản khác theo quy định của luật pháp ban hành. Các tài sản đó sẽ cần đáp ứng đủ các điều kiện như sau thì khách hàng mới được vay thế chấp:

  • Tài sản mang đi thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc khách hàng là người quản lý, sử dụng tài sản đó.
  • Tải sản phải được pháp luật công nhận và cho phép, không bị hạn chế các hoạt động mua bán, chuyển đổi, thế chấp,…
  • Vào thời điểm vay thế chấp tài sản không xảy ra tranh chấp quyền sở hữu hay quyền quản lý.

Thủ tục vay thế chấp

Người đi vay có thể đăng ký vay thế chấp theo hai cách là vay kiểu truyền thống (trực tiếp đến quầy giao dịch để đăng ký) hay đăng ký vay thế chấp online. Trong trường hợp, đăng ký tại quầy giao dịch, bạn thường được hướng dẫn thực hiện theo quy trình sau:

Thủ tục vay thế chấp

Bước 1: Đăng ký vay vốn

Khách hàng sẽ được nhân viên giao dịch tại ngân hàng hỏi các câu cơ bản để khách hàng xác định được số tiền vay phù hợp:

  • Mục đích vay là gì, nếu vay để kinh doanh thì hình thức kinh doanh là gì, có ký hợp đồng với đối tác hay chưa và thời gian xoay vòng vốn là bao lâu?
  • Nhu cầu vay là bao nhiêu, thời gian vay trong bao lâu?
  • Tài sản thế chấp là gì?
  • Thu nhập trung bình hàng tháng là bao nhiêu, có ổn định hay không, có mấy nguồn thu khác ngoài lương?

Sau khi bạn cung cấp câu trả lời, nhân viên sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng để hồ sơ vay vốn được duyệt nhanh nhất.

Tham khảo:

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp

Sau khi khảo sát nhu cầu vay vốn của khách hàng nhân viên sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay thế chấp như sau:

  • CMND hoặc CCCD, hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người vay
  • Sổ hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn nếu khách hàng không có hộ khẩu tại nơi vay vốn
  • Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng: bảng lương, sao kê bảng lương, hợp đồng lao động, quyết định thăng chức, quyết định tăng lương,…
  • Giấy tờ chứng minh tài sản vay thế chấp
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh, hóa đơn,… nếu nguồn thu từ kinh doanh.

Bước 3: Thẩm định tài sản thế chấp

Sau khi tiếp nhận hồ sơ ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thẩm định tài sản thế chấp để quyết định số tiền có thể cho khách hàng vay và thời gian cũng như lãi vay là bao nhiêu. Nếu chuẩn bị hồ sơ càng kỹ lưỡng và đầy đủ thì ngân hàng sẽ phê duyệt hồ sơ nhanh chóng nhất.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt khoản vay

Sau khi đã thẩm định xong hồ sơ và tài sản nhân viên của ngân hàng sẽ đề xuất tín dụng và gửi lên cấp trên để tiến hành phê duyệt. Thời gian phê duyệt đối với các khoản vay nhỏ thường diễn ra nhanh hơn. Đối với những khoản vay lớn, ngân hàng sẽ có một bộ phận độc lập thẩm định lại hồ sơ trước khi trình lên bên trên để xin phê duyệt.

Bước 5: Thông báo kết quả và giải ngân

Khi hồ sơ vay vốn được duyệt, phía ngân hàng sẽ thông báo kết quả và khách hàng sẽ đến ngân hàng để ký hợp đồng cũng như hoàn thiện các thủ tục có liên quan khác. Người đi vay nên kiểm tra kỹ các thông tin về lãi suất, thời hạn cho vay, điều khoản giải quyết tranh chấp,… khi nhận được hợp đồng cho vay thế chấp.

Tham khảo: Hồ sơ & Thủ tục vay vốn ngân hàng

Lãi suất và thời gian vay thế chấp

Lãi suất và thời gian vay là hai yếu tố quan trọng khi vay thế chấp ngân hàng. Lãi suất thường thấp hơn so với các hình thức vay tiền khác như vay tiêu dùng hay vay trả góp qua thẻ tín dụng. Thời gian vay thường từ 6 tháng đến 20 năm, tùy thuộc vào số tiền vay và giá trị tài sản thế chấp.

Mỗi ngân hàng sẽ có cách công bố lãi suất khác nhau. Khi vay thế chấp, bạn cần tìm hiểu cách tính lãi suất của ngân hàng cho vay. Lãi suất công bố tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ gốc? Lãi suất được thanh toán như thế nào? Đây là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hay lãi suất hỗn hợp?

Lãi suất  và thời gian vay thế chấp ngân hàng
Lãi suất và thời gian vay thế chấp ngân hàng

Cách tính lãi suất vay thế chấp

Hầu hết các ngân hàng chủ yếu sử dụng phương thức trả góp với tiền lãi tính theo dư nợ giảm dần. Với hình thức này, hàng tháng khách hàng sẽ phải trả một phần gốc cố định và lãi giảm dần theo thời gian. Tức là sẽ tính gốc riêng và tính tiền lãi dựa theo tiền gốc còn lại. Công thức như sau: 

Tiền gốc hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền vay * Lãi suất vay theo tháng
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * Lãi suất vay

Nếu là lãi suất cố định thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Còn nếu là lãi suất thả nổi, lãi suất sẽ được điều chỉnh theo quy định và chính sách của ngân hàng trong từng thời kỳ. Đối với thả nổi, bạn nên hỏi kỹ chu kỳ và cơ sở điều chỉnh lãi suất của ngân hàng.

Tham khảo: Tổng hợp và cập nhật lãi suất ngân hàng
Còn lãi suất hỗn hợp là kết hợp của 2 loại lãi suất trên trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Vì vậy, lãi suất hỗn hợp sẽ có độ rủi ro cao hơn lãi suất cố định nhưng lại thấp hơn lãi suất thả nổi. Tùy từng gói vay, ngân hàng thường sẽ áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng hoặc 24 tháng. Sau khoảng thời gian đã thỏa thuận, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Bạn cũng cần chú ý đến biên độ lãi suất đối với trường hợp lãi suất vay thế chấp bao gồm lãi suất thả nổi.

Lãi suất thả nổi được tính theo công thức dưới đây:

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất

Trong đó, lãi suất cơ sở sẽ do ngân hàng tự quyết định. Thông thường, nó sẽ tương ứng với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Biên độ lãi suất cố định trong suốt thời gian vay vốn. Mức biên độ thường được ghi rõ trong hợp đồng vay thế chấp. Tuy nhiên, biên độ lãi suất cũng có thể thay đổi theo biến động thị trường.

Nếu không nắm vững cách tính, người vay có thể lầm tưởng rằng lãi suất cho vay của ngân hàng A có biên độ 0,2%/tháng thì thấp hơn 1%/tháng của ngân hàng B. Trên thực tế, việc so sánh lãi suất thả nổi còn dựa vào lãi suất cơ sở. Trong trường hợp, lãi suất cơ sở của ngân hàng A là 7%/tháng còn ngân hàng B là 6%/tháng thì lãi suất khoản vay của ngân hàng A cao hơn B.

Ngân hàngLãi suấtHạn mứcKỳ hạn
Ngân hàng Vietcombank7.7%/năm70% giá trị TSBĐ10 năm
Ngân hàng TPBank6.9%/năm95% giá trị TSBĐ20 năm
Ngân hàng Vietinbank7%/năm70 – 100% giá trị TSBĐ20 năm
Ngân hàng BIDV11%/năm80% giá trị TSBĐ7 năm
Ngân hàng Sacombank12.3%/năm100% giá trị TSBĐ5 – 20 năm
Ngân hàng ACB9.8%/năm75% giá trị TSBĐ10 năm
Ngân hàng VPBank9.6%/năm75% giá trị TSBĐ10 năm
Ngân hàng Techcombank6.7%/năm95% giá trị TSBĐ8 năm
Ngân hàng VIB10.2%/năm70% giá trị TSBĐ15 năm
Ngân hàng MB7.9%/năm90% giá trị TSBĐ15 năm
Lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng hiện nay

Tính lãi suất theo dư nợ ban đầu

Lãi suất được áp một mức lãi cố định hằng tháng trong suốt quá trình vay, và theo như công thức ở trên thì áp vào ví dụ bạn vay là 20 triệu đồng (lãi cố định là1,1%/tháng) trong 1 năm thì cụ thể mỗi tháng:
Bạn sẽ phải trả số tiền lãi là: 1,1% × 20.000.000 = 220.000.
Tiền gốc bạn phải trả cho ngân hàng: 20.000.000 ÷ 12 tháng = 1.600.000.
Tổng tiền gốc + tiền lãi phải trả hàng tháng là: 220.000 + 1.600.000 = 1.820.000.

Tham khảo: Tính lãi suất vay ngân hàng. Cách đơn giản, chính xác nhất.

Tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Theo cách này thì số tiền lãi hằng tháng phải trả sẽ giảm dần theo số tiền gốc của mỗi tháng. Ví dụ bạn vay 20 triệu, lãi cố định là 1,1% trong 1 năm, như vậy cách tính lãi dư nợ giảm dần như sau:

  • Tháng thứ 1 phải trả:
    Tiền lãi 1,1% × 20.000.000 = 220.000.
    Tiền gốc là 20.000.000 ÷ 12 tháng = 1.600.000.
    Tổng lãi + gốc = 1.820.000.
  • Tháng thứ hai phải trả:
    Tiền lãi = (20.000.000 – 1.820.000) × 1,1% = 199.980.
    Tiền gốc = 20.000.000 ÷ 12 tháng = 1.600.000.
    Tổng lãi + gốc = 199.980 + 1.600.000. = 1.799.980

Cứ tiếp tục như thế, lãi suất các tháng tiếp theo sẽ tiếp tục giảm theo số gốc được giảm dần cho đến hết kỳ hạn thanh toán.

Tham khảo: Tính lãi suất vay ngân hàng. Cách đơn giản, chính xác nhất.

Lãi suất vay thế chấp nhà

Các ngân hàng tiêu biểu khác sẽ có các mức lãi suất như sau:

  • NCB lãi suất 6,5% với mức vay tối đa là 90% nhu cầu trong thời gian 25 năm
  • Agribank lãi suất 6% với mức vay tối đa là 85% giá trị nhà trong thời gian 25 năm
  • BIDV lãi suất 7,2% với mức vay tối đa là 100% tài sản cố định trong thời gian 20 năm
  • Sacombank lãi suất 7,5% với mức vay tối đa là 100% giá trị mua trong thời gian 25 năm
  • Vietcombank lãi suất 7,5% với mức vay tối đa là 70% tài sản cố định trong thời gian 15 năm
  • MBBank lãi suất 7,9% với mức vay tối đa là 80% nhu cầu trong thời gian 20 năm
  • Techcombank lãi suất 8,29% với mức vay tối đa là 5 tỷ trong thời gian 20 năm

Lãi suất vay thế chấp xe ô tô

Đối với tài sản là ô tô, lãi suất khi vay thế chấp tại các ngân hàng cũng sẽ khác so với tài sản thế chấp là nhà cửa. Cụ thể:

  • Ngân hàng có lãi suất thấp nhất là MBBank 6,7%/ năm cho 75% giá trị của xe trong thời gian 7 năm
  • Ngân hàng có lãi suất cao nhất là Techcombank 8,29% cho 80% giá trị của xe trong 7 năm
  • Các ngân hàng có mức lãi suất tốt tiêu biểu có:
  • Ngân hàng PVcombank 7,49% cho 85% giá trị xe trong vòng 6 năm
  • Vietcombank 7,5% cho 100% giá trị xe trong vòng 5 năm
  • Sacombank 7,5 % cho 100% nhu cầu vay trong vòng 10 năm
  • ACB 7,5% với mức vay linh hoạt tùy vào nhu cầu của khách vay trong vòng 84 tháng
  • TPBank 7,1 % cho 90% giá trị xe trong vòng 6 năm
  • Agribank 7,5% cho 85% tổng chi phí mua xe với thời gian vay linh hoạt theo khả năng chi trả của khách vay
  • Vietinbank 7,7% cho 80% giá trị xe trong vòng 5 năm
  • BIDV 7,3% cho 90% giá trị xe trong vòng 5 năm.

Lãi suất thế chấp vay kinh doanh

Với tài sản thế chấp dùng để kinh doanh, đầu tư các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất như sau:

  • Ngân hàng MSB có lãi suất 6,99% cho mức vay tối đa là 5 tỷ trong thời gian vay 7 năm
  • Ngân hàng Vietcombank có lãi suất 7,5%/năm cho 100% nhu cầu với thời gian vay linh hoạt tùy vào khả năng chi trả của khách hàng
  • Ngân hàng Agribank có lãi suất 7,5%/năm cho mức vay tối đa là 90% nhu cầu với thời gian vay linh hoạt
  • Ngân hàng MBBank có lãi suất 7,9%/năm cho mức vay tối đa là 90% nhu cầu trong thời gian 15 năm
  • Ngân hàng ABBank có lãi suất 6,9%/năm cho mức vay tối đa là 90% nhu cầu trong thời gian 10 năm
  • Ngân hàng Techcombank có lãi suất 8,29%/năm cho mức vay tối đa là 5 tỷ trong thời gian 7 năm
  • Ngân hàng Sacombank có lãi suất 6%/năm cho mức vay không giới hạn và thời gian vay cũng linh hoạt theo khả năng chi trả của khách hàng.
  • Ngân hàng BIDV có lãi suất 6%/ năm cho mức vay linh hoạt tùy vào nhu cầu của khách hàng trong thời gian 5 năm
  • Ngân hàng VPBank có lãi suất 7,9%/năm cho mức vay tối đa là 80% giá trị tài sản cố định thế chấp trong thời gian 10 năm
  • Ngân hàng Vietinbank có lãi suất 7,7%/năm cho mức vay tối đa là 80% nhu cầu vay trong thời gian 7 năm.

Một số gói vay thế chấp của các ngân hàng

Vay thế chấp VietinbankHỗ trợ cho vay lên đến 75% giá trị thế chấp, kéo dài 20 năm, phương thức trả nợ linh hoạt. Mục đích sử dụng vốn vay thế chấp bao
Vay mua nhà đất, nhà cửa, mua chung cư, căn hộ.
Vay xây dựng, sửa chữa nhà cửa đất đai.
Vay mua xe ô tô cũ, mới.
Vay vốn sản xuất kinh doanh.
Vay thế chấp Vietinbank

Hạn mức vay vốn cao, tối đa có thể tới 100% giá trị tài sản đảm bảo.
Thời hạn thanh toán tối đa 20 năm hoặc bằng thời hạn thanh toán còn lại của sổ/thẻ tiết kiệm.
Lãi suất vay vốn siêu cạnh tranh, từ 7%/năm.
Điều kiện thanh toán đơn giản: Khách hàng có tài sản đảm bảo là số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm hoặc các loại giấy tờ có giá được ngân hàng Vietinbank chấp nhận.
Vay thế chấp Vietcombank
Hạn mức vay vốn lớn, tối đa tới 1 tỷ đồng.
Thời hạn thanh toán linh hoạt, đến 120 tháng.
Lãi suất vay siêu cạnh tranh, chỉ từ 7.7%/năm.
Phương thức thanh toán linh hoạt. Tiền gốc có thể trả hàng tháng hoặc hàng quý. Còn tiền lãi vay có thể trả hàng tháng trên dư nợ giảm dần.
Điều kiện vay: Khách hàng có công việc và thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp là ô tô hoặc bất động sản.
Vay thế chấp TechcombankHạn mức vay vốn cao, tối đa 95% giá trị TSBĐ.
Kỳ hạn thanh toán khoản vay lên tới 20 năm.
Lãi suất vay thế chấp thấp, 6.7%/năm.
Hiện tại Techcombank hỗ trợ 17 sản phẩm vay thế chấp khác nhau như vay mua bất động sản, vay xây sửa nhà, mua ô tô, vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh….
Vay thế chấp Sacombank
Hạn mức vay vốn phong phú, tối đa tới 100% giá trị tài sản đảm bảo.
Thời hạn vay vốn linh hoạt, từ 5 – 20 năm.
Lãi suất siêu ưu đãi, từ 12.3%/năm và được tính trên dư nợ giảm dần.
Khi đăng ký vay thế chấp tại Sacombank thì khách vay còn được tặng ngay bảo hiểm An Tâm Tiêu dùng trong suốt khoảng thời gian vay vốn.
Điều kiện vay đơn giản: Là công dân Việt Nam từ 18 – 60 tuổi đang sinh sống tại các tỉnh thành có chi nhánh của ngân hàng Sacombank, có tài sản đảm bảo là bất động sản, sổ đỏ, sổ tiết kiệm hoạt các loại tài sản dự định mua…
Vay thế chấp MBBankHạn mức gói vay cao, tối đa từ 80 – 100% giá trị TSBĐ.
Kỳ hạn trả góp linh hoạt, tối đa tới 15 năm.
Lãi suất vay thế chấp luôn ở mức ổn định, cạnh tranh ở mức 7.9%/năm.
Đặc biệt với những khách hàng là công an, người phục vụ trong quân đội có nhu cầu vay vốn sẽ được MBBank ưu tiên hỗ trợ.
Điều kiện vay: Là công dân Việt Nam từ 18 – 65 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh thành có sự hỗ trợ vay vốn của MBBank, có công việc và thu nhập ổn định, có tài sản thế chấp hợp lệ và không có lịch sử nợ xấu tại thời điểm đăng ký vay.
Vay thế chấp TPBankHạn mức vay trả góp tại ngân hàng TPBank cao lên tới 95% giá trị TSBĐ.
Thời hạn thanh toán khoản vay tối đa 20 năm.
Lãi suất cạnh tranh, chỉ từ 6.9%/năm.
Điều kiện vay đơn giản: Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có tài sản bảo đảm, đang sinh sống và làm việc tại các tỉnh thành có chi nhánh giao dịch của TPBank, không có nợ xấu tại thời điểm vay vốn.

Kinh nghiệm khi vay thế chấp ngân hàng

Trước khi quyết định vay thế chấp ngân hàng, ngoài các yếu tố về lãi suất, các khoản phí cũng như cần có kế hoạch để trả nợ và đảm bảo cho khoản vay, người vay cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Kiểm tra kỹ giá trị của tài sản để thế chấp, đảm bảo rằng giá trị tài sản đủ để đảm bảo cho khoản vay.
  • Tìm hiểu kỹ lãi suất và thời gian vay của từng ngân hàng để chọn được ngân hàng có điều kiện tốt nhất.
  • Tính toán kỹ khả năng trả nợ đúng hạn để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia tài chính nếu cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có.

Chọn ngân hàng và thỏa thuận khoản vay

Sau khi xác định được giá trị tài sản cần thế chấp, bước tiếp theo là lựa chọn ngân hàng và thỏa thuận vay vốn. Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu thông tin về các ngân hàng có chương trình vay thế chấp tài sản. Bạn nên tham khảo nhiều ngân hàng khác nhau để so sánh các điều kiện, lãi suất, thời gian vay và các khoản phí khác. Bạn cũng nên kiểm tra xem ngân hàng đó có uy tín không, có đảm bảo an toàn về tài chính hay không.

Sau khi tìm được ngân hàng phù hợp, bạn cần đến đàm phán và thỏa thuận vay vốn. Bạn nên chuẩn bị một bản sao của hồ sơ thế chấp, giấy tờ chứng minh nhân dân và các giấy tờ tài sản khác để nộp cho ngân hàng. Bạn cũng nên thảo luận với ngân hàng về các điều kiện vay vốn, bao gồm lãi suất, thời gian vay và các khoản phí khác.

Trong quá trình đàm phán, bạn nên đưa ra những câu hỏi để hiểu rõ hơn về điều kiện vay vốn và tránh những rủi ro không đáng có. Sau khi thống nhất các điều khoản vay vốn, bạn và ngân hàng sẽ ký một hợp đồng cho vay vốn.

Với việc lựa chọn ngân hàng và thỏa thuận vay vốn hợp lý, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và có được khoản vay vốn phù hợp với tài chính của mình.

Xem thêm: So sánh lựa chọn gói vay ngân hàng tốt nhất

Lãi suất vay thế chấp và các khoản phí

Lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng hiện nay đều rất cạnh tranh, một số ngân hàng tiêu biểu có mức lãi suất thấp đã được mình giới thiệu ở phần trên của bài viết này. Đối với những khoản phí đi kèm, ngoài việc chi trả lãi suất hàng tháng khách hàng còn phải chi trả thêm một số khoản phí như sau:

  • Phí thẩm định tài sản thế chấp
  • Phí công chứng hợp đồng thế chấp
  • Phí đăng ký giao dịch đảm bảo
  • Phí thanh toán sớm (nếu trả nợ trước hạn sẽ phải đóng khoản phí này)
  • Phí phạt thanh toán chậm (nếu chậm thanh toán so với thời gian đã ký sẽ đóng phí này)
  • Phí bảo hiểm cháy nổi vật chất, tài sản thế chấp (đối với đất nền không áp dụng khoản này)

Tham khảo: Phí vay ngân hàng. Tất cả các loại và cách đàm phán giảm phí hiệu quả

Biên độ lãi suất vay thế chấp ngân hàng

Biên độ lãi suất là % chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại cùng một thời điểm, điều này sẽ giúp khách hàng biết được mức lãi suất phải đóng khi vay thế chấp là bao nhiêu. Mỗi ngân hàng cũng sẽ có biên độ lãi suất khác nhau và khách hàng cần tìm hiểu và nắm rõ để chọn được ngân hàng có biên độ lãi thấp từ đó tiết kiệm được chi phí vay của mình.

Lên kế hoạch vay vốn hợp lý

Để có thể tất toán khoản vay đúng hạn, tránh phải chịu các khoản phí phạt không đáng có. Tùy theo khả năng tài chính của người vay mà chọn lựa thời hạn vay vốn hợp lý. Nếu bạn chọn kỳ hạn thanh toán ngắn thì khách hàng nên tính toán khoản tiền trả nợ hàng tháng không được vượt quá 50% tổng thu nhập.

Tham khảo: Kế hoạch trả nợ tín dụng thông minh trong 7 bước đơn giản

Bảo hiểm tài sản đảm bảo khi vay thế chấp

Khi vay thế chấp, nhiều ngân hàng sẽ khuyến khích bạn mua bảo hiểm tài sản. Trên thực tế bảo hiểm này là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tài sản đảm bảo gặp rủi ro và chịu thiệt hại thì bảo hiểm tài sản sẽ chịu trách nhiệm đền bù giá trị thiệt hại. Điều này sẽ có lợi cho cả người đi vay và ngân hàng.

Tham khảo: Phong toả tài khoản là gì? Quy định về phong tỏa tài khoản

Các câu hỏi thường gặp khi vay thế chấp ngân hàng

Thời gian vay thế chấp ngân hàng thường là bao lâu?

Thời gian vay thế chấp ngân hàng thường từ 6 tháng đến 20 năm, tùy thuộc vào số tiền vay và giá trị tài sản thế chấp.

Có nên vay thế chấp ngân hàng hay không?

Nếu người vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện cá nhân và có khả năng trả nợ đúng hạn thì vay thế chấp ngân hàng là một hình thức vay tiền tốt hơn so với các hình thức vay tiền khác.

Các loại tài sản có thể vay thế chấp?

Có nhiều loại tài sản có thể thế chấp như nhà đất, ô tô, xe máy, tài sản cố định của doanh nghiệp, và một số tài sản khác.

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!