Bài viết này tổng hơp một góc nhìn đa chiều và toàn diện hơn về các dự báo tăng trưởng kinh tế và GDP tại Việt Nam cũng như trên thế giới từ nguồn số liệu WB, IMF, Bloomberg và các viện nghiên cứu Việt Nam.

Không còn nghi ngờ gì nữa, thế giới chúng ta đang ở bước ngoặt quan trọng và một thế giới mới đang dần xuất hiện sẽ vĩnh viễn khác hẳn thế giới hiện thực chúng ta đã sống dù chỉ cách đây 3-4 tháng. Đại dịch đã và đang mang lại các tác động cả tốt lẫn xấu. Dù thích hay không thích thì chúng ta cũng buộc phải thích nghi với thực tế mới, không còn cách nào khác. Một thế giới cũ đã phải hứng chịu hậu quả gì từ Covid 19:

  • Vừa trải qua một đại dịch toàn cầu và toàn bộ thế giới gần như đóng cửa, hoạt động giao thương kinh tế, đi lại, du lịch… từ nước này sang nước khác bị đóng cửa hoàn toàn. Chưa bao giờ trong thế giới hiện đại chúng ta chứng kiến một sự đóng cửa diện rộng như vậy.
  • Thảm hoạ y tế cộng động lan rộng trên khắp thế giới với số ca nhiễm corona virus đến ngày 13/4 là hơn 1,8 triệu người và số ca tử vong lên đến 114 nghìn người kể từ khi WHO công bố đại dịch 11/3/2020.
  • Cuộc chiến vẫn chưa đi đến hồi kết và với cách thức lây nhiễm nhanh cùng sức tàn phá ghê ghớm, cuộc chiến chúng ta có lẽ sẽ còn khó dự báo.

Trong tình hình hiện nay, kịch bản phát triển kinh tế tiếp theo đối với Việt Nam cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách thức đại dịch Covid-19 sẽ diễn biến ra sao trên toàn thế giới trong thời gian tới. Đối với từng cá nhân và doanh nghiệp, điều quan trọng là phải xây dựng các kịch bản khác nhau và cách ứng phó với từng kịch bản để làm sao chúng ta không bị động, không bị bất ngờ thụ động trước bất kỳ tình huống nào. Không nên bi kịch hoá nhưng cũng không nên lạc quan với một kịch bản duy nhất để tránh bị động.

BankExpress nhận xét.

Đây chính là mục đích của bài tổng hợp này. Đưa các kịch bản từ xấu nhất để chúng ta cùng chuẩn bị và sẵn sàng tâm thế bước vào một cuộc chiến mới, một thế giới mới, một thế giới hậu covid 19.

Hiện nay, hầu hết truyền thông VN đang đưa ra 3 kịch bản cho sự phát triển trong thời gian tới và hoàn toàn dựa vào giả định bệnh dịch sẽ được khống chế và thế giới sẽ sớm quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường chậm nhất là Q4/2020. Chúng tôi đưa ra thêm 1 kịch bản “tệ” hơn nữa không nhằm mục đích tô thêm mầu đen ua ám lên viễn cảnh thực tế mà hoàn toàn với ý nghĩa cảnh báo từng cá nhân, từng doanh nghiệp không nên chủ quan mà nên chuẩn bị tinh thần cho những điều tệ hại nhất và để khi điều đó xây ra chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị. Còn trường hợp tốt đẹp hơn nếu điều đó không xẩy ra chúng ta càng trở nên mạnh mẽ.

4 kịch bản chúng tôi xây dựng như sau:

3 kịch bản mà hầu hết mọi người đang đề cập hiện nay:

Kịch bản 1: Tích cực

  • Tình hình thế giới nói chung sẽ được kiểm soát trong tháng 5 và tháng 6. Tại Mỹ và Châu Âu, đỉnh dịch sẽ rơi vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và trở lại bình thường trong tháng 6/2020. Tình hình Nga, và các nước Đông Nam Á cũng sẽ được kiểm soát trong Q2/2020. Bênh cạnh đó dịch bệnh không diễn biến phức tạp và lan rộng tại khu vực kém phát triển tại Đông và Tây Phi
  • Tình hình Việt Nam: Dịch bệnh được kiểm soát trong Q2/2020 và các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thuờng từ T6/2020.

Kịch bản 2: Cơ sở

  • Tình hình thế giới nói chung sẽ được kiểm soát từ tháng 6. Mỹ và Châu Âu trở lại bình thường trong tháng 7-8/2020. Tình hình Nga, và các nước Đông Nam Á cũng sẽ được kiểm soát trong Q2/2020. Bênh cạnh đó dịch bệnh không diễn biến phức tạp và lan rộng tại khu vực kém phát triển tại Đông và Tây Phi
  • Tình hình Việt Nam: Dịch bệnh được kiểm soát trong Q2/2020 và các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thuờng từ T7/2020.

Kịch bản 3: Tiêu cực

  • Tình hình thế giới nói chung sẽ khó kiểm soát hơn. Mỹ và Châu Âu trở lại bình thường trong Q4/2020. Tình hình Nga, và các nước Đông Nam Á, Châu Phi cũng sẽ chỉ được kiểm soát trong Q2/2020.
  • Tình hình Việt Nam: Dịch bệnh được kiểm soát trong Q23/2020 và các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thuờng từ T10/2020.

1 kịch bản xấu hơn mà rất ít người đề cập hoặc dường như né tránh hiện nay:

Kịch bản 4: Rất xấu

  • Dịch bệnh nói chung sẽ mất nhiều thời gian kiểm soát hoàn toàn. Tình hình dịch bệnh thế giới cơ bản được khống chế nhưng mức độ lây lan vẫn tiếp diễn trên phạm vi toàn cầu. Các chính phủ vẫn thực hiện một phần các chính sách giãn cách (có nới lỏng) và tiếp tục tìm kiếm vaccin hiệu quả trên người và sẽ thành công trong vòng 2 năm tới
  • Tình hình Việt Nam: Dịch bệnh được kiểm soát trong Q4/2020 và các hoạt động kinh tế xã hội trở lại bình thuờng từ 2021.

Các giả định về bức tranh tăng trưởng tương ứng với từng kịch bản trên

Đối với bài toán tăng trưởng kinh tế, ở kịch bản tích cực đầu tiên, IMF, WB… dự báo tăng trưởng GDP thế giới sẽ có những biến động rất mạnh như sau:

Căn cứ vào các biến động này, chúng tôi lập giả định cho các kịch bản bản khác trên thế giới và Việt Nam như sau:

Cụ thể biểu đồ tăng trưởng như sau:

Với những dự báo này, chúng ta sẽ thấy biểu độ diễn biến GPD tại Việt Nam từ 2009 đến nay sẽ như sau:

Các điểm đáng lưu ý

  • Thời điểm 2008-2009 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra mặc dù GDP toàn thế giới giảm sút nhưng Việt Nam khi đó do quy mô nhỏ và mức độ hội nhập chưa sâu rộng như hiện nay nên mức độ tăng trưởng vẫn ở mức cao 5,32%.
  • Hiện nay, do quy mô đã tăng hơn gấp đôi lên mức 266,5 tỷ đô (2019) cùng với mức độ phụ thuộc lớn vào FDI và thị trường nguyên liệu cũng như xuất khẩu thế giới do vậy, mức độ ảnh hưởng sẽ hớn hơn, có thể chỉ duy trì đc ở mức 4-5% (mức rất xấu có thể là 3,5%).
  • Xu hướng đa dạng hóa và chuyển dịch đầu tư, sản xuất ra khỏi Trung Quốc tránh tình trạng tập trung “bỏ hết trứng vào một giỏ” – Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đình trệ toàn bộ nền kinh tế thế giới khi “Trung Quốc nhiễm dịch” và sự lệ thuộc nguồn cung NVL phục vụ cho trang thiết bị y tế làm trậm trọng hơn hậu quả nặng nề về tính mạng người dân các nước Mỹ và khu vực Châu Âu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ hình thành một làn sóng chuyển dịch đầu tư sang các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á và một số khu vực khác. Các nước như Việt Nam, theo hầu hết các chuyên gia quốc tế nhận định, sẽ là một trong nhưỡng nước đóng đầu làn song này. Việc hàng loạt các công ty đa quốc gia lớn như Sam Sung, Sharp, Google… cũng sẽ chuyển dịch nhà máy từ TQ sang Việt Nam là những minh chứng rõ ràng cho xu thế này. Ngoài ra, việc Mỹ tiếp tục cung cấp nguyên liệu để sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ Việt Nam để xuất ngược về Mỹ cũng như đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Vingroup cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu mới. Vấn đè hiện nay là Chính Phủ sẽ sớm xây dựng chiến lược phù hợp, chủ động đón các dòng vốn đầu tư lớn, đồng thời với việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng giao thông, hậu cần, hàng không, cảng biển, nguồn nhân lực và phương cách quản trị quốc gia mới.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ hình thành một làn sóng chuyển dịch đầu tư sang các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á và một số khu vực khác. Các nước như Việt Nam, theo hầu hết các chuyên gia quốc tế nhận định, sẽ là một trong nhưỡng nước đóng đầu làn song này. Việc hàng loạt các công ty đa quốc gia lớn như Sam Sung, Sharp, Google… cũng sẽ chuyển dịch nhà máy từ TQ sang Việt Nam là những minh chứng rõ ràng cho xu thế này. Ngoài ra, việc Mỹ tiếp tục cung cấp nguyên liệu để sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ Việt Nam để xuất ngược về Mỹ cũng như đồng ý chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Vingroup cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu mới.

Vấn đề hiện nay là Chính Phủ sẽ sớm xây dựng chiến lược phù hợp, chủ động đón các dòng vốn đầu tư lớn, đồng thời với việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng giao thông, hậu cần, hàng không, cảng biển, nguồn nhân lực và phương cách quản trị quốc gia mới.

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!