Nợ xấu nghĩa là gì

Hay còn được gọi là nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Nợ xấu là hình thức nợ quá hạn ngân hàng tức là khách hàng không thanh toán đúng hạn gốc và lãi định kỳ theo quy định tại hợp đồng vay. Tất cả những khoản nợ kể cả nợ lãi và/hoặc nợ gốc trong thời gian từ nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 thì được gọi là nợ xấu. Nếu thời gian chậm trả lớn hơn thì khoản nợ sẽ chuyển sang nhóm nợ cao hơn:

a. Nợ nhóm 1 (nhóm nợ đủ tiêu chuẩn): Thời gian quá hạn dưới 10 ngày

b. Nợ nhóm 2 (nhóm nợ cần chú ý): thời gian quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày

c. Nợ nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn): Thời gian quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày

d. Nợ nhóm 4 (nhóm nợ nghi ngờ bị mất vốn): Thời gian quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày

e. Nợ nhóm 5 (nhóm nợ có khả năng mất vốn): Thời gian quá hạn từ 180 ngày trở lên.

Dự phòng nợ khó đòi

Còn được gọi là “dự phòng nợ xấu“, đây là một trường hợp tài khoản được liệt kê trong hiện tại tài sản của bảng cân đối kế toán. Dự phòng nợ khó đòi sẽ tổ chức một số tiền để cho phép giảm trong các khoản phải thu sổ kế toán do không thu các khoản nợ. Điều này cũng có thể được gọi là phụ cấp đối với các khoản nợ xấu.

Xóa nợ xấu là gì ? Và cách xóa nợ xấu

Tình trạng nợ xấu sẽ được ghi nhận trên hệ thống CIC và sau 1 khoảng thời gian nhất định đối với từng nhóm nợ thì hệ thống sẽ tự động xóa đi lịch sử nợ xấu.

Xem thêm về Quy trình tra CIC – Lịch sử tín dụng!

Cách để xóa nợ nhóm 2 :

  • Khách hàng phải đóng đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng những lần thanh toán chậm trễ nhất,
  • Khi ngân hàng thông báo cho anh/chị là đã đóng đầy đủ rồi thì tính từ Ngày, Tháng, Năm đó cho đến đúng Ngày, Tháng, Năm sau (12 tháng)
  • Lúc đó nợ nhóm 2 của anh chị sẽ tự động được xóa trên CIC.

NỢ NHÓM 2 LÀ GÌ? NGÂN HÀNG NÀO CHO VAY KHÁCH HÀNG CÓ NỢ NHÓM 2

Cách để xóa nợ nhóm 3, 4, 5:

  • Cũng giống như xóa nợ nhóm 2,
  • Thì tính từ ngày khách hàng thanh toán (Đóng đầy đủ) đợt phát sinh nợ xấu lần cuối cùng nhất, thì trong 5 năm sau khách hàng vẫn đóng đầy đủ.
  • Thì nợ xấu của khách hàng sẽ tự động mất trên hệ thống CIC ngân hàng Nhà Nước.

Các trường hợp nợ xấu có thể chấp nhận được Ngân hàng cho vay

Tất cả các TCTD hoặc Ngân hàng cho vay hiện nay đều coi thông tin lịch sử tín dụng của khách hàng là một căn cứ để quyết định cho vay. Nếu khách hàng vay vốn có lịch sử nợ xấu thì rất khó để họ vay được tiền ngân hàng. Do vậy, việc xóa lịch sử nợ xấu là một việc rất thiết thực, cần thiết, thậm chí rất nhiều người chấp nhận mất các khoản chi phí để thực hiện việc này. 

Chúng ta đều biết rằng lịch sử các khoản nợ xấu của một cá nhân được ghi nhận trên CIC không mất ngay lập tức nên ảnh hưởng đến khả năng đi vay lần sau. Nhưng sẽ có 1 số trường hợp sau đây có thể được phê duyệt:

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng, khách hàng cần thực hiện thanh toán ngay lập tức. Vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng, khách hàng vẫn cần thu xếp.tài chính để tất toán ngay khoản nợ xấu bao gồm cả gốc.và lãi phát sinh tại thời điểm thanh toán. Khi đã thanh toán khoản vay này thì đây là cách tốt nhất để.giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó cần thông báo ngay với cán bộ tín dụng về việc chúng ta đã hoàn.thành việc thanh toán hết nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng. Nếu cần thì khách hàng hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng.làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn.và lí do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Thông tin lịch sử tín dụng của một khách hàng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Theo đúng tuần tự thì sau 12 tháng trả hết nợ nhóm 2 hoặc 60 tháng trả hết nợ nhóm 3, 4, 5; lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lí do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay rất tốt.

Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.

Thu hồi nợ xấu là gì?

Thu hồi nợ xấu là yêu cầu khách nợ nhóm 3, 4, 5 thanh toán.cho chủ nợ các khoản tiền, tài sản khác đến hạn/quá hạn mà khách nợ phải trả.cho chủ nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ.hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp/Tổ chức hoặc cá nhân đạt trạng thái hoạt động lý tưởng.khi không nợ quá hạn và không bị doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân nào đó chiếm dụng vốn quá thời gian quy định. Tuy nhiên, thật khó để tìm ra doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân nào có thể đạt được trạng thái này trong hàng trăm ngàn doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân tại Việt Nam. Trên thực tế, các doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân đều muốn chiếm dụng vốn được của doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân khác càng lâu, càng có lợi cho mình, đặc biệt khi mà hoàn cảnh kinh tế khó khăn như những năm gần đây. Và bằng chứng là hầu hết các doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân bị phá sản bởi không thể thanh toán được các khoản nợ, hoặc không thể thanh khoản các khoản  nợ của khách nợ quá hạn.

Do đó, thu hồi nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Có thể chỉ ra được 3 ý nghĩa quan trọng sau:

  1. Đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp, cá nhân. 
  2. Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, tài chính của cá nhân. 
  3. Quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, cá nhân và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Thực tế trong công tác thu hồi nợ xấu cho thấy, rất nhiều.các khoản nợ tưởng chừng như rất rõ ràng, tuy nhiên.chủ nợ lại không thể chứng minh được rằng mình đã hoàn thành.nghĩa vụ với khách nợ trước khi phát sinh quyền đòi nợ. Trường hợp dễ gặp nhất đó là không có hợp đồng thỏa.thuận liên quan đến việc hợp tác, mua bán giữa hai bên. Đại diện khách nợ và chủ nợ là những người thân quen.nên chủ quan, không có hợp đồng hoặc hợp đồng.không thực hiện đúng các tiêu chuẩn pháp lý.

Tiếp đến là việc không có biên bản nghiệm thu, biên bản nghiệm.thu việc giao hàng, lắp đặt không có chữ ký, xác nhận của khách nợ. Đôi khi, có doanh nghiệp/tổ chức hoặc cá nhân lại vô tình gộp biên bản xác nhận.bàn giao nguyên vật liệu lắp đặt và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình vào một. Vô hình chung, khi một trong hai nội dung công việc này không hoàn thành đúng, khách nợ.hoàn toàn có thể vịn cớ để trì hoãn thanh toán của toàn bộ giá trị đơn hàng.

Những đối tượng dễ bị nợ xấu?

Khách hàng có các khoản vay thế chấp hoặc tín chấp tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Ngoài ra trường hợp nợ xấu chiếm tỷ lệ cao là những đối tượng có sử dụng thẻ tín dụng và không thanh toán dư nợ đúng hạn.

Một số nguyên nhân khác là do tình hình khách hàng tài chính đột ngột bị giảm nên dẫn đến nợ xấu. Bên cạnh đó cũng do 1 vài trường hợp bận đi công tác nước ngoài và quên thanh toán các khoản nợ đúng hạn.

Nguyên dân dẫn tới nợ xấu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nợ xấu như từ phía người vay vốn, từ phía ngân hàng, thậm chí từ những bất ổn của nền kinh tế, yếu tố khách quan, thiên tai dịch bệnh.

Trong trường hợp không có yếu tố tác động nào nhưng chỉ cần nguyên nhân khách quan như thiên tai cũng có thể tạo ra nợ xấu, dao động quanh mức 1% tổng dư nợ.

Về phía khách hàng, nguyên nhân dẫn tới nợ xấu do khách hàng có tình hình tài chính không tốt, năng lực chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, quản trị doanh nghiệp yếu, không thích ứng được với môi trường kinh tế thay đổi.

Về phía ngân hàng, nợ xấu do chất lượng thẩm định không tốt, rủi ro đạo đức của các cán bộ. Hiện tại, đã có nhiều cán bộ ngân hàng phải trả giá cho vấn đề này.

Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong ngành tài chính ngân hàng. Chúng tôi biết được những đơn vị sẵn sàng đồng ý cho vay. Tại BankExpress, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đàm phán với ngân hàng trong trường hợp này.

Nếu ngân hàng nói “KHÔNG” với bạn. Không có nghĩa là bạn hết cơ hội, hãy liên hệ với chúng tôi.

Hotline: 0927 202 888

Biện pháp tránh nợ xấu

Ngoài những trường hợp như thiên tai, dịch bệnh hoặc tình hình.tài chính đột ngột giảm lý do ngoài ý muốn thì các trường hợp khác.dẫn đến nợ xấu chúng ta có biện pháp hạn chế:

+ Trả các khoản nợ hàng tháng đúng hạn, thường thì các khoản.nợ sẽ được Ngân hàng nhắc nhở sớm trước khi tới hạn.

+ Trường hợp đi công tác xa thì nên gửi 1 khoản tiền sẵn trên tài.khoản để khi đến hạn có thể chuyển trực tiếp cho Ngân hàng.

+ Và bên cạnh đó nhiều khách hàng mắc lỗi này.dẫn đến nợ xấu là do quên thanh toán tiền thẻ tín dụng.sau khi sử dụng dù cho số tiền mình sử dụng không nhiều.nên khách hàng cần lưu ý về thẻ tín dụng khi mình sử dụng.và nhớ trả đúng hạn dù cho số tiền đó lớn hay nhỏ.

Tổng kết

Bạn nên cố gắng hạn chế tối thiểu nhất việc bị nhảy nhóm nợ xấu tại ngân hàng. Nếu không may bị nợ xấu thì hãy liên hệ ngay với BankExpress để được tư vấn.

Bài viết nổi bật