Khép kín mạng lưới giao thông
Hiện tại, TP.HCM đã thông tuyến vành đai 1 và đang tăng tốc vành đai 2 để “đóng mạch” toàn tuyến trong năm 2020 theo dự kiến. Cùng với đại lộ Võ Văn Kiệt (trục Đông – Tây), dự án trục Bắc – Nam và các tuyến metro, trong tương lai TP.HCM sẽ khép kín mạng lưới giao thông một cách nhanh chóng và vô cùng thuận tiện. Khoảng cách và thời gian di chuyển giữa các quận huyện, các đầu thành phố được rút ngắn đáng kể.
Không chỉ thông suốt giao thông nội đô, TP.HCM cũng sẽ được hưởng lợi rất lớn từ vành đai 3 và 4. Hiện tại, 2 tuyến đường này đã được phê duyệt đầu tư với chiều dài lên đến hàng trăm cây số kết nối TP.HCM với các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc kết nối liên hoàn các tỉnh thành tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp, kinh tế cảng biển (điển hình như cảng Hiệp Phước, cụm cảng Long An, KCN Long Hậu,…) góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa đi ĐBSCL, các tỉnh miền Đông cũng như sang Campuchia.
Nhiều chuyên gia nhận định, các dự án vành đai, cao tốc, metro, trục xuyên tâm,… đang từng bước thay đổi quy hoạch TP.HCM từ hình thái “hướng tâm” sang “bàn cờ” với mạng lưới giao thông kết nối liên hoàn và trải đều giữa các khu. Đây là cách thức quy hoạch tiên tiến được áp dụng ở nhiều đô thị hiện đại trên thế giới, góp phần giảm áp lực người dân đổ về trung tâm, đồng thời tất cả các khu vực đều có điều kiện hạ tầng để phát triển kinh tế.
Khu Đông – Nam trỗi dậy, BĐS bứt phá
Với một số lợi thế sẵn có, khu vực phía Đông và phía Nam TP.HCM đã đi trước một bước so với các khu còn lại. Trong khi khu Đông chuẩn bị bứt phá với chiến lược phát triển “Khu đô thị sáng tạo” thì khu Nam bao gồm Q.7, một phần Bình Chánh, Nhà Bè xuôi về vùng đô thị mở rộng là Cần Giuộc đang trở thành khu kinh tế cảng biển với hạt nhân là Khu đô thị – cảng quốc tế Hiệp Phước và 4 cảng lớn nằm dọc theo sông Soài Rạp, gồm cảng container quốc tế SPTC, cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An. Trong đó, Khu đô thị – cảng quốc tế Hiệp Phước là siêu dự án trọng điểm với kỳ vọng trở thành đô thị cảng biển lớn và hiện đại bậc nhất nhất Đông Nam Á.
Liền kề Hiệp Phước, Cần Giuộc (Long An) sở hữu các cụm công nghiệp quy mô lớn nhất khu Nam như KCN Đông Nam Á Long An, KCN Tân Kim, KCN Long Hậu,… và nhiều khu nhà xưởng lớn nhỏ với hơn 40.000 lao động. Trong tháng 1 vừa qua, Long An đã chính thức phê duyệt và xét chọn chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho thêm 5 dự án cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giuộc, gồm: CCN Tân Tập, CCN Phước Vĩnh Đông 1, 2, 3 & 4. Với địa thế có thể phát triển mạnh về hướng biển, khu Nam sẽ trở thành điểm đến then chốt cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Không những vậy, khi trục Bắc – Nam và Vành đai 3, 4 hoàn thành, từ khu Nam sẽ càng thuận tiện kết nối với các tỉnh thành khác và kết nối vào cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) để giao thương sang Campuchia.
Bài viết nổi bật