Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đang được đông đảo khách hàng quan tâm, nhằm đảm bảo những rủi ro trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn còn phân vân với việc tham gia bảo hiểm nhân thọ vì cho rằng hình thức này không phù hợp với nhu cầu hoặc lo sợ điều kiện kinh tế không đủ. 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ gồm những loại giấy tờ gì?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xem là căn cứ để Công ty bảo hiểm chi trả quyền lợi cho người tham gia. Trước khi tham gia bảo hiểm, khách hàng nên đọc kỹ các nội dung trong hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích và hạn chế sai sót không mong muốn. Một bộ hợp đồng bảo hiểm gồm những loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn yêu cầu tham gia bảo hiểm;
  • Bảng mô tả quyền lợi bảo hiểm;
  • Giấy xác nhận đóng bảo hiểm;
  • Điều khoản và Quy tắc của sản phẩm bổ trợ (nếu có);
  • Điều khoản và Quy tắc của sản phẩm bảo hiểm;
  • Bản phụ lục và thỏa thuận khác (bao gồm tất cả bản kê khai, đơn chứng từ, bản trả lời hay bất kỳ chứng nhận y tế nào) của cả hai bên trong thời gian ký kết hợp đồng.

Những thuật ngữ cơ bản cần biết trong hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là gì?

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được hiểu là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định cho công ty bảo hiểm nhân thọ, nhằm đạt được các cam kết về những khoản chi trả khi có rủi ro xảy ra (theo thỏa thuận trong hợp đồng).

Những điều cần biết về hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ

Tuổi bảo hiểm là gì?

Tuổi bảo hiểm được hiểu là tuổi của người tham gia bảo hiểm vào ngày hợp đồng có hiệu lực, tính theo ngày sinh nhật hoặc ngày kỷ niệm hợp đồng vừa qua.

Ví dụ: Anh A là người tham gia bảo hiểm. Tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực, Anh A đủ 27 tuổi, như vậy tuổi bảo hiểm là 27.

Bình thường, khi tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ giới hạn độ tuổi tham gia từ 0 – 65 tuổi. Tuy nhiên, một số Công ty cũng nâng mức từ 65 – 80 tuổi vẫn có thể mua bảo hiểm.

Phí bảo hiểm cơ bản là gì?

Đây được xem là khoản phí đóng cho sản phẩm bảo hiểm chính, được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hoặc xác nhận thay đổi hợp đồng (nếu có). Bình thường, phí cơ bản được phân bổ vào chính tài khoản của người mua bảo hiểm (sau khi đã trừ đi mức phí tham gia).

Thời hạn bảo hiểm là gì?

Đây là khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực chính thức và duy trì quyền lợi cho người tham gia. Tùy theo quy định của mỗi công ty bảo hiểm, cũng như đặc điểm của từng gói bảo hiểm nhân thọ, thời hạn có thể kéo dài từ 15 – 20 năm, tuổi tối đa là 75 tuổi, hoặc kéo dài đến trọn đời.

Mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xem là cơ sở pháp lý giúp khách hàng đảm bảo quyền lợi của mình. Vì vậy, bạn cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu về hợp đồng bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Hợp đồng phải được lập theo những quy định của luật pháp. Thông thường, một bộ bảo hiểm bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn yêu cầu bảo hiểm
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Các quy định về điều khoản và quy tắc bảo hiểm
  • Các thỏa thuận bằng văn bản khác
  • Hóa đơn đóng kỳ phí đầu tiên.

Bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hợp pháp phải có chữ ký và đóng dấu của người đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm. Bạn nên kiểm tra kỹ điều này khi nhận được bộ hợp đồng của mình. Dưới đây là mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của một số công ty bảo hiểm để bạn tham khảo:

Mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Sun Life

Mẫu hợp đồng bảo hiểm Sun Life
Một phần trong bảng minh họa hợp đồng bảo hiểm Sun Life (Nguồn: Sun Life)

Mẫu hợp đồng bảo hiểm ManuLife

Mẫu hợp đồng bảo hiểm ManuLife
Một phần trong bản minh họa hợp đồng quyền lợi bảo hiểm của Manulife (Nguồn: Manulife)

Mẫu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ AIA

mẫu hợp đồng bảo hiểm AIA
Một phần trong bảng minh họa hợp đồng bảo hiểm của AIA (Nguồn: AIA)

Mẫu hợp đồng bảo hiểm Dai-ichi Life

hợp đồng bảo hiểm dai ichi
Một phần trong bảng minh họa hợp đồng bảo hiểm Da-ichi Life (Nguồn: Dai-ichi Life)

Bạn có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay không?

Tại Điều 26 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, chuyển nhượng bảo hiểm là một trong những quyền của bên mua bảo hiểm. Cụ thể:

  • Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo thoả thuận đã ký trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chỉ có hiệu lực, khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm về việc chuyển nhượng. Bên cạnh đó, công ty bảo hiểm cũng phải có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.

Ngoài ra, chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm được hiểu chung nhất là việc bên mua bảo hiểm chuyển giao tư cách pháp lý cho chủ thể khác (bên nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm). Từ đó, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành bên mua bảo hiểm mới đảm nhận nghĩa vụ và hưởng đầy đủ quyền lợi khác theo quy định trong hợp đồng. Bên mua bảo hiểm chính là chủ thể bị thay đổi trong thời gian chuyển nhượng hợp đồng.

Chủ thể nhận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo điều kiện: 

  • Đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của luật pháp.
  • Bên chuyển nhượng bảo hiểm nhân thọ phải có nghĩa vụ thông báo với công ty bảo hiểm và nhận được sự chấp thuận của họ. 

Trong điều luật này cũng có quy định việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm về việc chuyển nhượng hợp đồng và được công ty đó đồng ý bằng văn bản.

Trong trường hợp, công ty bảo hiểm chấp thuận việc chuyển nhượng thì bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nhận chuyển nhượng. Trong thời gian chờ đợi công ty bảo hiểm chấp thuận việc chuyển nhượng, bên mua bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm đóng phí đầy đủ. Nếu như công ty bảo hiểm không chấp thuận việc chuyển nhượng thì việc này sẽ không có hiệu lực pháp lý.

Bài viết nổi bật