Thời đại của công nghệ với những thành tựu mới được phát triển mỗi ngày đã tạo cơ hội cho con người tiếp xúc được những sản phẩm dịch vụ hiện đại. Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng số là một thành tựu nổi bật. Việc phát triển và đưa vào sử dụng những ngân hàng số không những gia tăng lợi nhuận cho chính chủ ngân hàng mà còn mang đến nhiều lợi ích sát thực hơn cho người sử dụng.

So với thị trường nước ngoài ở những nước tiên tiến số lượng ngân hàng số phát triển ở Việt Nam còn ở mức khiêm tốn. Các ngân hàng chỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình số hóa mà thôi. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là các ngân hàng và tổ chức tài chính cũng đã dành nhiều sự quan tâm để phát triển mảng dịch vụ này.

Ảnh minh họa

Ngân hàng số là gì?

Digital Banking hay ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet. Giao dịch của ngân hàng số không phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động.
Với ngân hàng số, chỉ bằng ứng dụng tài chính hoặc website bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng như:

  • Chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế.
  • Thanh toán hóa đơn.
  • Vay nợ ngân hàng
  • Gửi tiền tiết kiệm.
  • Tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu tư,…
  • Quản lý tài chính cá nhân và doanh nghiệp

Đương nhiên là khả năng bảo mật của những ứng dụng và website này phải luôn tuyệt đối và được giám sát chặt chẽ bởi ngân hàng.

Ngân hàng số khác với ngân hàng điện tử

Digital Banking và Online Banking/E-Banking vẫn chưa được đa số người dùng phân biệt rõ rệt. Hiện nay, các ngân hàng đang phát triển các dịch vụ E-Banking gồm Internet Banking, Mobile Banking… Tuy hình thức hoạt động đều dựa trên Internet nhưng E-Banking suy cho cùng chỉ là một dịch vụ phát triển thêm vào của ngân hàng. Đó chính là điểm khác biệt của hai khái niệm Digital Banking và Online Banking/E-Banking.

Digital Banking (ngân hàng số) là hình thức ngân hàng số hóa mọi hoạt động ngân hàng truyền thống, bao gồm Internet Banking và Mobile Banking. Khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch trên website và ứng dụng di động của ngân hàng. Sử dụng ngân hàng số mang lại sự tiện lợi tối đa, thiết bị sử dụng đa dạng: máy tính, laptop, điện thoại có kết nối Internet.

Internet Banking (ngân hàng điện tử) là một dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn, các dịch vụ tài chính, nộp tiền, nộp thuế… thông qua thiết bị kết nối Internet. Khách hàng giao dịch trực tiếp trên website ngân hàng.

Mobile Banking là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trên ứng dụng thông minh của điện thoại di động. Khách hàng chỉ cần tải App của ngân hàng về thiết bị di động và đảm bảo điện thoại kết nối Internet là có thể sử dụng được.

Khi công nghệ làm cuộc sống dễ dàng hơn

Thời đại số hóa cùng công nghệ phát triển đã giúp đỡ chúng ta  có thể hoàn thành công việc nhanh chóng và dễ dàng. Mọi giao dịch đều có thể thực hiện trực tuyến cùng tốc độ xử lý nhanh chóng, không yêu cầu các thủ tục hành chính rườm rà. Công nghệ 4.0 cùng các thiết bị thông minh tạo điều kiện cho con người vừa làm được nhiều việc hơn,  vừa tiết kiệm thời gian và công sức.

Ảnh minh họa

Xu hướng phát triển ngân hàng số

Ngân hàng số đang được coi là xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng đang có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp đến mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Những lợi ích từ xu hướng ngân hàng số

Tập hợp tất cả tính năng của một ngân hàng truyền thống, ngân hàng số như một phiên bản ngân hàng thu nhỏ. Khi giao dịch trực tuyến tại ngân hàng số, bạn có thể thực hiện được các chức năng của ngân hàng truyền thống như các giao dịch như chuyển tiền trong và ngoài hệ thống, chuyển tiền quốc tế, thanh toán hóa đơn, vay nợ ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm online, tham gia các sản phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện ích khác…

Nhanh chóng, tiện lợi

Xu hướng ngân hàng số phát triển nổi bật bởi tính năng nhanh chóng, tiện lợi của nó. Giờ đây bạn có thể giao dịch bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bởi ngân hàng số hoạt động 24/7 và có mạng lưới rộng. Mọi giao dịch tài khoản của bạn sẽ luôn được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất chỉ qua những thao tác đơn giản.

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Thời gian là vàng là bạc đối với mỗi cá nhân. Thay vì phải đến chi nhánh ngân hàng trong giờ hành chính, xếp hàng đợi đến lượt thì với ngân hàng số, bạn hoàn toàn có thể chủ động thực hiện mọi giao dịch tại nhà, văn phòng hoặc thậm chí khi ở nước ngoài. Tiết kiệm thời gian và chi phí là một trong những ưu điểm tuyệt nhất mà ngân hàng số mang lại.

Nhược điểm của xu hướng ngân hàng số

Có nhiều ưu điểm là vậy nhưng hiện tại ngân hàng số vẫn chưa được phổ biến trên phạm vi toàn quốc, dự án còn khá mới tại Việt Nam.

Một nhược điểm khác của ngân hàng số là để sử dụng được bắt buộc bạn phải có mạng Internet. Sử dụng Internet vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm đối với khách hàng. Trong thời đại 4.0 số hóa hiện nay, dù rất nhiều các bạn trẻ năng động đã bắt kịp xu hướng ngân hàng số tuy nhiên, nhiều khách hàng lớn tuổi hơn lại “chưa quen” sử dụng công nghệ, cảm thấy khó khăn khi áp dụng công nghệ vào đời thực.

Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

Một trong những động lực để ngành Ngân hàng định hướng số hóa là sự gia tăng mức độ thâm nhập của Internet và điện thoại thông minh vào cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới 2018, có 52% số người dân Việt Nam sử dụng Internet, 45% người dân sử dụng điện thoại thông minh. Số người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng đạt đến 43 triệu người, tương đương 63% người ở độ tuổi trưởng thành (SBV, 2019).

Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vào tháng 4/2018, toàn hệ thống có 94% ngân hàng bước đầu triển khai hoặc đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) chính thức ra mắt không gian giao dịch số tích hợp hệ sinh thái thiết bị hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) với sự xuất hiện của Robot OPBA và chi nhánh số VTM OPBA…

ảnh minh họa

Tuy nhiên, phát triển ngân hàng số ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt về khuôn khổ pháp lý và công nghệ, kỹ thuật cũng như thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng mới của khách hàng. Hành lang pháp lý về ngân hàng số hiện nay chưa đầy đủ và thường đi sau sự phát triển công nghệ, ví dụ như hệ thống thông tin điện tử cơ bản của công dân chưa hoàn thiện; chưa có văn bản pháp lý hoàn thiện cho các vấn đề như định danh điện tử, văn bản số (văn bản điện tử), hay chữ ký điện tử… Việt Nam chưa có chuẩn QR chung cho việc liên thông thanh toán.

Kinh nghiệm phát triển ngân hàng số tại một số quốc gia

Trung Quốc

Để phát triển Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển minh bạch cho các ngân hàng số; đẩy mạnh các giao dịch số thông qua các chính sách khuyến khích tài chính tiêu dùng, bảo vệ người dùng dịch vụ ngân hàng số, thúc đẩy sự phát triển của Internet và công nghệ thông tin…

Về khuôn khổ pháp lý, chính sách

Trung Quốc xây dựng khung pháp lý về tài chính kỹ thuật số với mục tiêu là dành không gian nhất định cho việc phát triển tài chính Internet dựa trên 5 nguyên tắc chính:

(1) Nâng cao hiệu quả và khả năng của dịch vụ tài chính,

(2) Tài chính số phải góp phần phân bổ hiệu quả nguồn lực và xây dựng tài chính ổn định, không được gây ra biến động giá đột ngột hoặc làm tăng chi phí tài chính,

(3) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng,

(4) Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tham gia cạnh tranh công bằng và tuân thủ các yêu cầu pháp lý,

(5) Cân bằng sự giám sát của chính phủ và tính kỷ luật ngành.

Ủy ban Điều tiết ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đưa ra quy định về Quản lý ngân hàng điện tử, hướng dẫn về đánh giá mức độ bảo mật của ngân hàng điện tử, và đưa ra tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro và bảo mật của hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử dựa trên nguyên tắc Basel về quản lý rủi ro cho ngân hàng điện tử. Bảo vệ người tiêu dùng cũng là một trong những mục tiêu chính được chính phủ Trung Quốc rất quan tâm, nhất là trong ngành tài chính số.

Về thực tiễn ứng dụng công nghệ-kỹ thuật

“Bộ đầy đủ” của chuyển đổi kỹ thuật số của Trung Quốc bao gồm các công nghệ: Internet di động, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây, blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI). Trung Quốc có đủ điều kiện và tiềm lực để phát triển mạnh mẽ theo hướng số hóa, Chính phủ Trung Quốc luôn kịp thời đưa ra các chính sách hỗ trợ các ngân hàng bằng khung pháp lý đầy đủ, định hướng phát triển rõ ràng, quy định đầy đủ để bảo vệ người tiêu dùng, khuyến khích tài chính tiêu dùng.

Ấn Độ

Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia có chỉ số chấp nhận công nghệ tài chính cao nhất thế giới, đứng thứ 2 sau Trung Quốc, với 52% trong năm 2017. Quốc gia này dự kiến sẽ tăng chỉ số này lên để sớm đứng đầu thế giới. Điều này cho thấy xu hướng phát triển dịch vụ tài chính số ở Ấn Độ đang tăng cao trong các năm gần đây.

Để tạo môi trường thuận lợi cho mục tiêu số hóa ngân hàng, Chính phủ Ấn Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI), cung cấp mã số định danh công dân (Aadhaar), phát triển ví điện tử dựa trên cổng thanh toán hợp nhất UPI…

Thành lập Công ty thanh toán Quốc gia (NPCI)

Ngân hàng trung ương (RBI) cùng với Hiệp hội Ngân hàng (IBA) của Ấn Độ đã thành lập Công ty Thanh toán Quốc gia (NPCI) năm 2009 với vai trò là cơ quan chủ quản trong việc vận hành các hệ thống thanh toán bán lẻ tại Ấn Độ, đem lại sự chuẩn hóa trong hoạt động thanh toán bán lẻ, đồng thời mở rộng và phát triển thêm các sản phẩm mới nhằm đem lại tiện ích lớn nhất cho khách hàng.

Giao diện thanh toán hợp nhất (UPI)

Đây là hệ thống thanh toán số được thiết lập bởi NPCI với mục tiêu đơn giản hóa các giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng trên nền tảng ứng dụng di động. UPI cho phép tích hợp các tài khoản ngân hàng trên cùng một ví điện tử, từ đó gia tăng tiện ích cho khách hàng.

Khởi động nền tảng thanh toán BHIM Aadhaar dựa trên cơ sở dữ liệu dân cư

Tháng 5/2017, Ấn Độ đã khởi động nền tảng BHIM Aadhaar – một hệ thống thanh toán dựa trên công nghệ sinh trắc học, cho phép người sử dụng chuyển tiền qua scan dấu vân tay. Aadhaar được kết nối với các hệ thống thanh toán số, các tài khoản ngân hàng nhằm tạo sự tiện lợi trong giao dịch, tăng cường tính bảo mật và cũng là một phần trong nỗ lực thúc đẩy tài chính toàn diện của Chính phủ Ấn Độ.

Nền tảng công nghệ này sử dụng giao diện lập trình ứng dụng API, quét vân tay hoặc mống mắt có sẵn trên Aadhaar, bất cứ ai cũng có thể mở tài khoản tài khoản ngân hàng hay chia sẻ hồ sơ y tế nhanh chóng. Đây là cơ sở dữ liệu hiện đại giúp Ấn Độ giải quyết bài toán ba không: Không hiện diện, không tiền mặt và không giấy tờ.

Hệ thống thanh toán nhờ Aadhaar (AEPS)

Là một bước tiến trong việc thanh toán số tại Ấn Độ bằng cách sử dụng mã số Aadhaar chứa số liệu sinh trắc của người Ấn Độ. AEPS là công cụ quan trọng với việc phổ cập dịch vụ tài chính số, do lượng lớn người dân Ấn Độ có mã Aadhaar.

Nhìn chung, Chính phủ Ấn Độ đang hướng tới việc xây dựng một xã hội phi tiền mặt, sử dụng nhiều hơn các giao dịch số trong tương lai. Việc xây dựng các hệ thống chung, vững chắc như mã số Aadhaar, hay các hệ thống thanh toán chung… của Chính phủ cũng sẽ là bước tiền đề giúp cho các ngân hàng tại Ấn Độ dễ dàng hơn trong việc số hóa hoàn toàn hệ thống.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thực tiễn phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và qua tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ, nhóm tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách để phát triển hệ thống ngân hàng số tại Việt Nam thời gian tới như sau:

Về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy, cần có chính sách tạo lập môi trường cho phát triển ngân hàng số gồm các chính sách tạo dựng nền tảng thông tin, cơ sở dữ liệu công dân quốc gia, quy định về quy trình định danh khách hàng điện tử và hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ.

Chính phủ và NHNN Việt Nam đang xây dựng hệ thống e-KYC (hệ thống thông điện tử tin cơ bản của các công dân), với những quy định chặt chẽ cho phép các ngân hàng có thể truy cập vào hệ thống dữ liệu Căn cước công dân cũng như hệ thống dữ liệu ghi nhận các thông tin liên quan đến đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để định danh khách hàng dựa trên mã số định danh do khách hàng cung cấp.

Thúc đẩy xây dựng nền tảng công nghệ-kỹ thuật

Dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất trong triển khai trí tuệ nhân tạo. Để triển khai ngân hàng số thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố rải rác, tạo những cơ sở dữ liệu lớn nhờ mức độ tích hợp dịch vụ cao trong hệ sinh thái tài chính và thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.

Từ thực trạng công nghệ tại các ngân hàng của Việt Nam, thời gian tới cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã QR cho thị trường, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin liên ngân hàng, hoàn thiện các công nghệ liên quan đến việc sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy, đẩy mạnh ứng dụng chữ ký điện tử…

Ngân hàng số là gì?

Digital Banking hay ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet.

Xu hướng ngân hàng số

Ngân hàng số đang được coi là xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại hiện nay. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!