Rút tiền thẻ tín dụng là một tính năng không được khuyến khích sử dụng của thẻ tín dụng nhưng có thể bạn sẽ cần trong các tình huống cấp bách. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc rút tiền thẻ tín dụng sẽ không thể thực hiện được và bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng để sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả hơn.

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (Credit card) là một loại thẻ được ngân hàng phát hành để khách hàng có thể thanh toán mà không cần có sẵn tiền trong thẻ và hoàn trả lại ngân hàng vào cuối mỗi kỳ. Hiện nay, có hai loại thẻ tín dụng phổ biến là thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế.

Thẻ tín dụng (Credit card)

Cách rút tiền thẻ tín dụng

Ngoài chức năng thanh toán dịch vụ, rút tiền thẻ tín dụng cũng là một tính năng được bao gồm của thẻ tín dụng nhưng ngân hàng không khuyến khích hành động này của khách hàng. Với mỗi lần rút tiền thẻ tín dụng, bạn chỉ có thể rút được tối đa 70% hạn mức của thẻ và phải trả phí 4% tổng số tiền đã rút. Ngoài ra, số tiền đó cũng sẽ bị tính lãi suất cao hơn lên đến 18%/năm. 

Để chọn cách rút tiền thẻ ATM/ thẻ tín dụng ra tiền mặt từ cây ATM, bạn nên tìm đến những cây ATM có chữ Visa hoặc Mastercard và thực hiện theo các thao tác sau:

  • Đẩy thẻ tín dụng vào khe đọc thẻ.
  • Tiến hành nhập mã PIN (thẻ sẽ tự động bị khóa nếu bạn nhập sai quá 3 lần).
  • Chọn số tiền cần rút.
  • Máy sẽ trả lại thẻ kèm số tiền mong muốn rút của bạn

Các trường hợp không thể rút tiền bằng thẻ tín dụng

Việc rút tiền thẻ tín dụng sẽ bị từ chối trong một vài trường hợp. Bạn cần lưu ý để tránh gặp bối rối khi cần sử dụng.

Thẻ tín dụng hết hạn mức

Khi mở thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ đặt một hạn mức chi tiêu nhất định cho mỗi chủ thẻ tùy vào hồ sơ đăng ký (mức lương, sổ tiết kiệm, khoản vay…). Nếu đã sử dụng hết hạn mức trong mỗi kỳ, bạn không thể rút tiền thẻ tín dụng được nữa.
Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra lịch sử giao dịch. 

  • Nếu bạn đã chi tiêu hết hạn mức cho phép thì nhanh chóng thanh toán các khoản nợ hiện tại và được mở lại thẻ chi tiêu. Nếu bạn chưa kịp thanh toán thì đợi đến tháng sau. Khi đó hạn mức chi tiêu tháng này bạn đã thanh toán và được cấp hạn mức mới chi tiêu cho tháng sau.
  • Nếu khi kiểm tra giao dịch có gì đó không khớp với hành động trên thẻ của bạn. Hãy liên hệ ngay ngân hàng để giải quyết tránh thất thoát về tài chính, thông tin người dùng.
  • Một lời khuyên dành cho bất kỳ ai sử dụng thẻ tín dụng. Đó là kiểm soát chi tiêu đến tránh trường hợp báo hạn mức thẻ.

Thẻ tín dụng bị khóa

Nếu bạn chậm thanh toán nợ tín dụng hoặc không sử dụng thẻ trong một thời gian dài, thẻ tín dụng của bạn có thể bị khóa và không được áp dụng rút tiền thẻ tín dụng.
Cách nhanh nhất và duy nhất bạn có thể làm là ra liên hệ trực tiếp tại ngân hàng. Tại đây các giao dịch viên sẽ giải đáp lý do vì sao thẻ bị khóa và được giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Thẻ tín dụng hết thời hạn

Trên mỗi thẻ tín dụng đều có thông tin về thời hạn sử dụng thẻ, bạn cần nắm rõ vì khi vượt quá thời gian này, việc rút tiền này sẽ không được chấp nhận.
Các giải pháp được đưa ra bạn có thể lựa chọn:

  • Gọi điện thoại đến dịch vụ chăm sóc ngân hàng để gia hạn thẻ
  • Chủ động gia hạn khi có thông báo của ngân hàng
  • Nếu thẻ không được tự động gia hạn hoặc ngân hàng không gia hạn, bạn phải chủ động liên hệ ngân hàng. Khi đi mang theo CMND và các hồ sơ liên quan để được gian hạn
  • Chủ động hơn thì trước 3 tháng khi thẻ hết hạn bạn nên đi gia hạn thẻ

Ngân hàng phát hiện giao dịch bất thường

Khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ thẻ bị xâm phạm, ngân hàng sẽ tạm thời khóa tài khoản không cho phép rút tiền thẻ tín dụng.

Thẻ hoặc thiết bị đọc thẻ bị hỏng

Thẻ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng hoặc máy ATM bạn giao dịch có vấn đề cũng khiến bạn không thể rút tiền thẻ tín dụng.
Giải pháp được đưa ra bạn có thể áp dụng như sau:

  • Xác định nguyên nhân thẻ bị từ chối là do đâu? Do thẻ hay do từ máy POS?
  • Nếu thẻ hỏng bạn đến ngân hàng làm thủ tục cấp lại thẻ mới. Quá trình này sẽ làm bạn gián đoạn khi sử dụng thẻ. Chính vì thế hãy bảo quản thẻ cẩn thận.
  • Nếu do thiết bị đọc thẻ có vấn đẻ. Bạn liên hệ ngân hàng yêu cầu kiểm tra máy POS.

Điểm giao dịch không chấp nhận thẻ

Một số điểm giao dịch, đặc biệt khi ở ngoài nước, không chấp nhận thẻ từ ngân hàng của bạn và không đồng ý cho bạn rút tiền thẻ tín dụng. 
Hãy liên hệ ngân hàng để xác nhận việc thẻ bị từ chối và nghe theo sự hướng dẫn của tư vấn viên để giải quyết.

Lỗi hệ thống ngân hàng

Lỗi hệ thống hoặc lỗi kĩ thuật trong hoạt động của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến việc bạn không rút tiền được. Bạn liên hệ ngân hàng và đợi để ngân hàng khắc phục lỗi

Lưu ý khi rút tiền

Hạn mức rút tiền mặt

Ngân hàng chỉ cho phép dùng làm thẻ tín dụng và rút tiền mặt với 70% hạn mức thẻ được cấp. Bạn không thể rút hết toàn bộ số tiền trong thẻ tín dụng được.

Phí rút tiền

Vì chức năng chính của việc làm thẻ tín dụng không phải là rút tiền mặt cho nên các ngân hàng sẽ thu phí này rất cao. Điển hình, phí rút tiền từ thẻ tín dụng thường (bên ngoài) là 4%/giao dịch. Nếu bạn thực hiện giao dịch, ngân hàng sẽ thu tối thiểu từ 50.000đ đến 80.000đ cho mỗi giao dịch rút tiền. 

Ảnh minh họa

Lãi suất

Ngay tại thời điểm bạn rút tiền thẻ tín dụng thì số tiền đó sẽ bị ngân hàng tính lãi suất. Mức lãi suất này cũng tùy thuộc vào ngân hàng ban hành lúc bạn mở thẻ. Mức lãi suất giao động từ 18%/năm trở lên.

Điểm tín dụng

Các ngân hàng thường kiểm soát rất kỹ mọi giao dịch từ thẻ tín dụng. Nếu bạn rút tiền thẻ tín dụng thì tự động ngân hàng sẽ đánh giá bạn có điểm tín dụng xấu. Điều này hoàn toàn không có lợi cho bạn khi thực hiện các giao dịch liên quan đến ngân hàng như: gia tăng hạn mức tín dụng, sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng…

Trong số các cách sử dụng thẻ tín dụng thì việc rút tiền không được khuyến khích vì tiềm tàng nhiều nguy cơ. Vậy nên, chủ thẻ cần cân nhắc trước khi dùng cách sử dụng thẻ tín dụng này.

Những rủi ro không ngờ

Rút tiền từ thẻ tín dụng  là một trong những dịch vụ liên quan đến tiền bạc mà có không ít người sử dụng. Tuy nhiên trong số những người dùng dịch vụ này không phải ai cũng có đủ những kiến thức về rủi ro mà nó mang lại. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số hạn chế mà rút tiền thẻ tín dụng có thể gây ra:

Tình trạng rút tiền, đáo hạn và giao dịch khống

Thẻ tín dụng thanh toán được miễn lãi suất trong khoảng thời gian là 45 ngày nếu dùng giao dịch thanh toán trực tiếp lúc mua sản phẩm. Trường hợp rút tiền mặt tại ATM, chủ thẻ tín dụng phải chịu phí 3 – 4%/lần giao dịch, chịu lãi suất 2 – 3%/tháng. Đồng thời chỉ được phép rút một nửa hạn mức tín dụng thanh toán.

Máy POS được thiết lập và sử dụng tại những đơn vị chấp nhận thẻ như các cửa hàng, chuỗi cửa hàng, công ty và các doanh nghiệp, tiệm vàng,… Máy POS sử dụng với mục đích chính là thanh toán tiền sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của chủ thẻ chứ không được phép rút tiền mặt.

Máy POS để rút tiền

Trên thực tế mặc dù loại dịch vụ này là không được cho phép theo quy định của pháp luật. Song các dịch vụ mà chúng ta đang đề cập lại đang tiếp tục xuất hiện ngày một nhiều trên thị trường.

Bạn chỉ cần tìm kiếm cụm từ “Rút tiền từ thẻ tín dụng” trong vòng chưa đến nửa giây Google đã có thể trả về hơn 2.000.000 kết quả. Trong đó có không ít các trang chào mời sử dụng dịch vụ rút tiền từ thẻ tín dụng. 

Các quảng cáo hấp dẫn như “Dịch vụ rút tiền không cần thẻ, đáo hạn thẻ tín dụng”; “Rút 100% hạn mức, chỉ từ 1,1%”; “Rút tiền thẻ tín dụng, đáo hạn thẻ từ 1,3%”… xuất hiện nhiều vô kể.

Làm méo mó thị trường tài chính

Ngoài rút tiền, có những nơi còn có cả dịch vụ đáo hạn thẻ tín dụng thanh toán. Có nghĩa là khách sẽ được phía dịch vụ cung cấp tiền để trả nợ cho ngân hàng lúc đến hạn trả nợ thẻ tín dụng thanh toán. Hiện nay mức phí đáo hạn rơi vào khoảng tầm 2% tùy mỗi đơn vị cung cấp.

Hiện nhiều điểm giao dịch thanh toán POS đã liên kết với đa số các ngân hàng tại Việt Nam như Sacombank, Techcombank, Ngân hàng Tiên Phong, VIB ngân hàng, HSBC, Citibank, Standard Chartered, Shinhan bank.

Đã không ít lần, các ngân hàng nhà nước phát hành văn bản thắt chặt và chấn chỉnh việc sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện thanh toán khống.

Để chạy đua lợi nhuận, nhiều phòng tín dụng ngân hàng “im lặng” trước những hiện tượng lách lãi suất. Thậm chí là lờ cho qua do cả 3 bên (ngân hàng, điểm cung cấp dịch vụ & chủ thẻ) đều có lợi.

Nếu ngân hàng không khốc liệt, sẽ làm méo mó thị trường tài chính, khiến cho nợ xấu xuất hiện, khi công nợ vượt quá khả năng trả nợ của chủ thẻ.

Bên cạnh đó, việc dùng thẻ tín dụng thanh toán để thực hiện giao dịch khống tiềm ẩn nhiều hệ lụy & không may. Đơn vị đồng ý nhận thẻ vẫn xuất hóa đơn, nhưng trên thực tế lại không mua bán sản phẩm hóa thật sự, cho thấy có sự gian lận trong thanh toán giao dịch.

Với người sử dụng, nguy cơ có thể bị đánh cắp thông tin thẻ vì những điểm mua bán không phải chịu trách nhiệm gì về việc bảo mật thông tin.

Kết luận

Nếu không có việc gì khẩn cấp, bạn không nên thực hiện cách rút tiền thẻ ATM tín dụng để sử dụng, tránh những rủi ro nợ tín dụng. Mặt khác, việc mở thẻ tín dụng có chức năng chính là thanh toán chứ không phải dùng để “vay nóng” tiền mặt.

Theo thống kê từ ngân hàng số nợ xấu từ việc mở thẻ tín dụng ngày một gia tăng. Một mặt do ngân hàng không siết chặt quy định mở thẻ. Mặt khác còn do khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng quá hạn không thể thanh toán. Vì vậy, khi bạn quyết định mở thẻ tín dụng và sử dụng cần phải tìm hiểu rõ tính năng cũng như cách dùng sao cho hiệu quả nhất.

Rút tiền thẻ tín dụng

Là một tính năng không được khuyến khích sử dụng của thẻ tín dụng nhưng có thể bạn sẽ cần trong các tình huống cấp bách. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc rút tiền sẽ không thể thực hiện được và bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng để sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả hơn.

Cách rút tiền thẻ tín dụng

Ngoài chức năng thanh toán dịch vụ, rút tiền thẻ tín dụng cũng là một tính năng được bao gồm của thẻ tín dụng nhưng ngân hàng không khuyến khích hành động này của khách hàng. Với mỗi lần rút tiền, bạn chỉ có thể rút được tối đa 70% hạn mức của thẻ và phải trả phí 4% tổng số tiền đã rút. Ngoài ra, số tiền đó cũng sẽ bị tính lãi suất cao hơn lên đến 18%/năm.

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!
Exit mobile version