Khi bạn sử dụng các dịch vụ vay tín dụng của ngân hàng hay các tổ chức tài chính sẽ phải tiếp xúc nhiều với khái niệm “nợ thẻ tín dụng” và “dư nợ tín dụng”.

Nợ thẻ tín dụng, dự nợ tín dụng là gì?

Dư nợ là số tiền nợ mà khách hàng đang nợ từ các hoạt động vay vốn từ ngân hàng hay tổ công ty tài chính như vay tín chấp, vay thế chấp, thẻ tín dụng…

Ảnh minh họa nợ thẻ tín dụng.

Nợ thẻ tín dụng là một khái niệm có phạm vi nhỏ hơn dư nợ, với đối tượng là khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng. Đối với đối tượng này, dư nợ tín dụng là khoản tiền khách hàng đã dùng thẻ tín dụng để chi tiêu hoặc rút tiền mặt. Bởi vì bản chất của thẻ tín dụng là dùng trước trả sau, khi sử dụng thẻ tín dụng có nghĩa là bạn đã vay tiền của ngân hàng để chi tiêu trước. Khoản vay này có hạn mức và ngày thanh toán được quy định cụ thể, rõ ràng.

Nợ thẻ tín dụng cũng chính là 1 trong những căn cứ để các công ty tài chính và ngân hàng đánh giá điểm tín dụng của bạn, trong trường hợp bạn thanh toán khoản nợ không đúng hạn sẽ bị trừ điểm tín dụng và có thể rơi vào tình trạng nợ xấu. Tùy vào mức độ nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến uy tín và bạn sẽ khó có thể vay tín chấp tại các tổ chức tài chính trong tương lai.

Xem thêm: Thẻ tín dụng là gì? Cẩm nang sử dụng thẻ tín dụng 2023

Phân loại các nhóm nợ tín dụng

Tất cả thông tin vay nợ và thanh toán của bạn sẽ được ghi nhận tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. Khi đó, CIC sẽ tổng hợp lại tất cả quá trình vay – thanh toán của bạn thành một lịch sử tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng, CIC sẽ phân bạn thành 5 loại nợ tín dụng:

Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn

  • Các khoản nợ được thanh toán trong hạn.
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.
  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 – 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ xấu)

  • Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày.
  • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Dựa vào những thông tin trên, bạn sẽ tự biết được bản thân đang thuộc nhóm mấy. Nếu bạn đang ở nhóm 2 trở xuống thì hãy nhanh chóng cải thiện tình trạng ngay.

Tầm quan trọng của lịch sử tín dụng

Ảnh minh họa nợ thẻ tín dụng.

Đối với khách hàng được xếp hạng vào nhóm 1 thì được đánh giá có lịch sử tín dụng tốt, có khả năng được chấp thuận vay vốn ở hầu hết các công ty tài chính và ngân hàng

Đối với khách hàng được phân vào nhóm 2 thì phụ thuộc vào một số quy định và điều kiện đánh giá khác của từng tổ chức tín dụng để xét duyệt về chấp thuận cho vay.

Còn đối với khách hàng phân loại và các nhóm còn lại: nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì được đánh giá là lịch sử tín dụng kém, hầu hết khi nộp hồ sơ vay vốn đều sẽ bị các tổ chức tín dụng từ chối. 

Hậu quả của “nợ thẻ tín dụng” quá hạn

Khi bạn bắt đầu quá hạn các khoản nợ tín dụng, ngân hàng sẽ chỉ nhắc nhở “nhẹ” bằng phí phạt trả chậm khoảng 5-6% số tiền bạn nợ. Tuy nhiên, nếu bạn ngày càng nợ nhiều hoặc nợ quá hạn lâu để rơi vào nhóm 3 trở lên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và dài lâu. Cụ thể là:

  • Không có cơ hội tiếp cận vốn hay phát sinh thêm bất kỳ khoản vay ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng.
  • Dù bạn có thanh toán đầy đủ sau khi quá hạn một thời gian quá lâu đi nữa, muốn vay tín dụng lại sẽ rất khó khăn để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ. Sẽ mất khoản thời gian dài mới có thể được gỡ “nợ xấu”
  • Có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng nếu bạn không chi trả đầy đủ khoản vay.

Không đủ khả năng trả nợ thẻ tín dụng, phải làm sao?

Có nhiều trường hợp người dùng phải nợ thẻ tín dụng do không đủ khả năng tài chính. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt nhất nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mở thẻ tín dụng để trao đổi với nhân viên ngân hàng để được tư vấn, giúp đỡ tìm hướng giải quyết.

Thông thường, các ngân hàng sẽ có chương trình hỗ trợ trả góp và miễn lãi suất và phí trả chậm cho người mở thẻ.

Tham khảo: Kế hoạch trả nợ tín dụng thông minh trong 7 bước đơn giản

Một số lưu ý liên quan đến nợ thẻ tín dụng

Một số lưu ý để tránh việc rơi vào tình trạng nợ xấu

– Lựa chọn lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi phù hợp

Nên chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có lãi suất quá hạn ưu đãi thấp nhất

– Thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn: 

Ngày đến hạn thanh toán là ngày chậm nhất mà khách hàng nên thanh toán dư nợ tín dụng cho ngân hàng để được hưởng ưu đãi miễn lãi và không cần phải chịu phí thanh toán trễ hạn. Thời điểm ngân hàng xác nhận chủ thẻ đã thanh toán là thời điểm ngân hàng nhận được tiền, chính điều này dẫn đến nhầm lẫn dẫn đến thanh toán trễ hạn và phải chịu phí.

Để tránh tình trạng này, khách hàng nên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng  trước vài ngày làm việc so với ngày đến hạn thanh toán. Chỉ cần thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đầy đủ và đúng hạn, khách hàng vừa tận hưởng tích điểm cho chi tiêu vừa hưởng khuyến mãi giảm giá mà không phải trả lãi khi sử dụng tiền ngân hàng để chi tiêu trước rồi thanh toán sau.

Cách thanh toán nợ thẻ tín dụng phổ biến

  • Thanh toán chuyển khoản từ tài khoản thẻ khác: Khách hàng có thể thực hiện thanh toán chuyển khoản trực tiếp tại ngân hàng hoặc từ thẻ Atm bất kỳ vào thẻ tín dụng để thanh toán dư nợ tín dụng tới hạn
  • Thanh toán tiền mặt: nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng

Cách hạn chế nợ thẻ tín dụng hiệu quả

– Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khách hàng sẽ phải chịu thêm phí rút tiền và lãi suất rút tiền do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Do đó đây là điều các ngân hàng không khuyến khích khách hàng thực hiện.

– Chi tiêu hợp lý trong hạn mức chi trả

Trước khi thực hiện chi tiêu hay cân nhắc về hạn mức chi trả và khả năng tài chính tránh việc chi tiêu vượt quá khả năng tài chính của bản thân, đồng thời nếu chưa trả đủ nợ thẻ tín dụng của kỳ trước thì nên hạn chế mua sắm, chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong kỳ, nếu không số nợ sẽ tăng lên ngày càng cao

– Luôn luôn bảo mật thẻ tín dụng

Vì xảy ra rất nhiều rủi ro mất tiền trong tài khoản khi mất thẻ, chủ thẻ không kịp hoặc quên báo với ngân hàng để khóa thẻ, rất có thể kẻ gian sẽ sử dụng thẻ cho các giao dịch gian lận. 

– Không nên mở nhiều thẻ tín dụng

Không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng bởi bạn sẽ khó kiểm soát được mức độ chi tiêu của mình và dễ mắc phải nợ xấu nếu như bạn không trả đủ số tiền đã chi tiêu khi đến hạn.

– Giữ lại các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng

Ví dụ như các giấy tờ thanh toán trả nợ thẻ tín dụng, tất cả các hóa đơn thanh toán nợ thẻ tín dụng để đối chiếu khi gặp sự cố thanh toán, cho đến khi ngân hàng đã xác nhận thanh toán trả nợ thành công.

Hoặc các giấy tờ chứa thông tin của thẻ, những giấy tờ chứa thông tin quan trọng liên quan đến thẻ bạn cần cất giữ và bảo mật bởi nếu sơ suất sẽ làm lộ thông tin thẻ, kẻ gian sẽ dễ dàng lấy cắp thông tin và sử dụng thẻ một cách dễ dàng. Giữ lại những giấy tờ chứa thông tin thẻ tín dụng cũng giúp khách hàng xử lý khi thẻ gặp vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tham khảo: Phí thẻ tín dụng? Tất cả các loại phí cần biết

Xếp hạng tín dụng là gì?

Đây là chỉ số đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng của một cá nhân dựa trên các tiêu chí về thông tin cá nhân của cá nhân đó như: giá trị tài sản và thu nhập cá nhân, số dư nợ, tình trạng nợ, lịch sử trả nợ và lịch sử quan hệ tín dụng với các tổ chức khác…

Ảnh minh họa xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng tại Việt Nam được Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đánh giá theo các mức từ thấp đến cao như sau: B, BB, BBB, A, AA, AAA. AAA là mức tín dụng cao và ít rủi ro nhất và thủ tục xét duyệt các hồ sơ vay ở hạng mức này sẽ dễ dàng được thông qua hơn.

Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xác nhận tài chính của chủ thẻ một cách minh bạch và chính xác nhất. Thêm nữa, xếp hạng tín dụng cũng hỗ trợ chủ thẻ cân đối và xem xét việc chi tiêu của mình, từ đó điều chỉnh phù hợp để không rơi vào tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến những nhu cầu vay vốn, trả góp hay dự định kinh doanh trong tương lai.

Làm thế nào để nâng xếp hạng tín dụng?

Dựa theo những tiêu chí CIC dùng để xếp hạng tín dụng, các chủ thẻ có thể tham khảo những phương pháp sau đây để cải thiện xếp hạng của mình:

Thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng

Việc thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng sẽ giúp bạn cân đối lại chi tiêu của mình, tránh việc xuất hiện những khoản giao dịch bất thường, trồi sụt bất ổn, gây ảnh hưởng đến lịch sử tài chính. Bạn có thể yêu cầu CIC hoặc truy cập website www.pcb.vn (miễn phí mỗi năm 1 lần) để kiểm tra xếp hạng tín dụng của mình. Đồng thời, để chủ động hơn, bạn nên đăng ký dịch vụ Internet Banking và bật thông báo email, mobile banking để nhận thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng, các khoản vay, các khoản thanh toán trễ hạn…

Thanh toán các khoản nợ tồn đọng đúng hạn và chỉ vay trong khả năng chi trả

Trước khi bắt đầu bất kỳ một khoản vay nào, bạn nên tính toán kỹ xem khoản tiền mà mình cần trả cho khoản vay này mỗi tháng là bao nhiêu và liệu khoản thu nhập hàng tháng của bạn có đủ để chi trả hay không. Không nên bắt đầu bất kỳ khoản vay nào trước khi tính toán và lên kế hoạch kỹ lưỡng vì việc thanh toán trễ hạn không chỉ làm bạn phải trả thêm tiền lãi suất mà còn gây ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của bạn nữa.

Đối với các khoản nợ thẻ tín dụng, bạn nên chủ động và kịp thời thanh toán nợ trước hạn để bảo đảm điểm tín dụng của mình luôn ở mức độ an toàn và ít rủi ro nhất. Điều này đòi hỏi trước khi làm thủ tục đăng ký thẻ mới, quý khách hàng cần nắm rõ thời hạn thanh toán mà ngân hàng cho phép. Ngoài ra, để kiểm soát tốt hơn khoản nợ tín dụng của mình và đảm bảo việc thanh toán đúng hạn vào mỗi tháng, bạn cũng không nên xài gần hết hạn mức chi tiêu cho phép, thay vì đó, nên cố gắng giữ tỉ lệ dư nợ dưới 30% hạn mức tín dụng.

Không dùng nhiều hơn 2 thẻ tín dụng

Việc sử dụng nhiều thẻ tín dụng là một điểm trừ trong quá trình đánh giá xếp hạng tín dụng. Sở hữu hơn 2 thẻ tín dụng cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc cân đối chi tiêu và kiểm soát mức độ tiêu dùng của bạn, đồng nghĩa với việc bạn đang mượn nợ trước và phải chi trả cho hơn 2 nguồn.

Trong quá trình kiểm tra xếp hạng tín dụng, trung tâm CIC cho phép ngân hàng biết được bạn đang sở hữu những thẻ tín dụng nào, trạng thái dư nợ và thanh toán ra sao và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá hạn mức thẻ của bạn. Chưa kể đối với các chủ thẻ mất kiểm soát chi tiêu thì việc duy trì khoản phí dịch vụ, phí chậm nộp tiền, phí duy trì thẻ, lãi suất chậm thanh toán… của trên 2 thẻ tín dụng sẽ gây rất nhiều khó khăn về mặt tài chính.

Để “bảo vệ” chỉ số xếp hạng tín dụng của mình, một việc quan trọng mà ai cũng cần phải lưu ý trước khi đóng thẻ là kiểm tra kỹ xem mình đã thanh toán hết dư nợ hay chưa. Điểm tín dụng cũng sẽ sụt giảm nếu bạn đóng thẻ khi còn nợ xấu chưa tất toán.Vì tất cả các lịch sử tín dụng này đều được CIC xem xét và đánh giá kỹ càng, chi tiết khi đánh giá xếp hạng tín dụng, việc đóng thẻ khi chưa tất toán các khoản nợ sẽ dễ dàng đưa bạn vào danh sách “nợ xấu”.

Các câu hỏi liên quan

Nợ thẻ tín dụng, dự nợ tín dụng là gì?

Dư nợ là số tiền nợ mà khách hàng đang nợ từ các hoạt động vay vốn từ ngân hàng hay tổ công ty tài chính như vay tín chấp, vay thế chấp, thẻ tín dụng…

Các nhóm nợ tín dụng

Tất cả thông tin vay nợ và thanh toán của bạn sẽ được ghi nhận tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. Khi đó, CIC sẽ tổng hợp lại tất cả quá trình vay – thanh toán của bạn thành một lịch sử tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng, CIC sẽ phân bạn thành 5 loại nợ tín dụng.

Xếp hạng tín dụng là gì?

Đây là chỉ số đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng của một cá nhân dựa trên các tiêu chí về thông tin cá nhân của cá nhân đó như: giá trị tài sản và thu nhập cá nhân, số dư nợ, tình trạng nợ, lịch sử trả nợ và lịch sử quan hệ tín dụng với các tổ chức khác…

Loạt bài về thẻ tín dụng

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!