Thời gian đọc: 2 phút

Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất nào?

Khách hàng thường giữ tiền trong tài khoản ngân hàng với mục đích chủ yếu là để thuận tiện cho việc thanh toán nên ít khi quan tâm đến số tiền lãi nhận được. Nhưng trên thực tế, nếu để số tiền lớn trong tài khoản thanh toán hoặc gửi tiết kiệm theo tuần, tiền lãi mà khách hàng nhận được không hề nhỏ cho dù mặt bằng lãi suất thấp kỷ lục như hiện nay.

Cụ thể, theo quy định mới, từ ngày 19/11/2019, Ngân hàng Nhà nước hạ trần lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, từ 1%/năm giảm xuống 0,8%/năm. Hiện nay, hầu hết các nhà băng đã đồng loạt niêm yết bảng lãi suất không kỳ hạn với mức lãi suất đa dạng và khá chênh lệch, dao động từ 0,1 – 0,8%/năm.

Nhóm ngân hàng trả lãi suất cao nhất “gọi tên” BacABank, SCB (0,80%/năm) và HDBank (0,7%/năm). Tính ra nếu có 10 tỷ đồng, người gửi tiền tại các nhà băng này sẽ nhận được khoản lãi lên tới gần 220 nghìn đồng mỗi ngày.

Vietcombank, BIDV, VietinBank, LienVietPostBank, SeABank, Techcombank, Agribank … trả lãi suất thấp nhất, chỉ từ 0 – 0,2%/năm. Bù lại, dịch vụ thanh toán được cung cấp bởi những ngân hàng này được đánh giá là tiện lợi (mạng lưới rộng và khách hàng đông) và phí dịch vụ khá cạnh tranh hoặc miễn phí chuyển tiền toàn hệ thống…

Tiền gửi có kỳ hạn ở đâu cao nhất?

Nhóm ngân hàng trả lãi suất cao nhất nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP tư nhân với mức trên 8% có các ngân hàng như NamABank (8,6% – cao nhất hệ thống), Eximbank (8,4%), NCB & ABBank (8,3%), Vietcapitalbank (8,2%) và BacABank & CB (8,0%), … Nhóm các ngân hàng còn lại giao động từ mức 7,3% – 7,9%.

Riêng nhóm 4 ngân hàng quốc doanh mức mức lãi suất cao nhất6,8%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 12 tháng trở lên tại Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank.

Bài viết nổi bật

error: Content is protected !!